Vì sao ông Thích Minh Tuệ dừng đi bộ?

Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) dừng việc đi bộ khất thực, thông tin chính thức được Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết ngày 3/6.
Sputnik
Ban Tôn giáo Chính phủ cũng cho hay, sau khi trao đổi với nhà chức trách, nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã “tự nguyện” dừng việc đi bộ khất thực.

Ông Thích Minh Tuệ dừng đi bộ

TTXVN ngày 3/6 dẫn thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ sáng 3/6 cho biết, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.
“Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực”, Ban Tôn giáo Chính phủ nêu rõ.
Ông Thích Minh Tuệ sắp đi qua Quảng Nam, tỉnh kêu gọi dân không tụ tập
Theo lịch trình đi bộ từ Bắc vào Nam, từ chiều 2/6, ông Thích Minh Tuệ và đoàn người đã tới đường tránh Huế đoạn qua phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau đó, dừng chân nghỉ ngơi tại một nghĩa trang. CSGT Thừa Thiên Huế đã hướng dẫn ô tô lưu thông qua quốc lộ 1, không vào đường tránh Huế để đảm bảo an toàn toàn cho đoàn đi bộ của ông Thích Minh Tuệ.
Theo phản ánh của báo Vnexpress, đến sáng 3/6, nhiều người mang theo nước uống, thức ăn lên đường tránh TP Huế đoạn qua xã Hương Thọ, Hương Hồ để chờ đảnh lễ ông Thích Minh Tuệ nhưng không thấy ông Thích Minh Tuệ.
Thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ cho hay, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Đáng chú ý, ông Lê Anh Tú, chưa làm căn cước công dân, hiện không có địa chỉ cư trú cố định.
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật”, Ban Tôn giáo Chính phủ nêu rõ.
Nhà chức trách Việt Nam cũng nói thêm, bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại.
Trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự.
Bước sang năm 2024 là lần thứ tư ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng – Hà Giang và hiện nayđang đi chiều ngược trở lại, hiện đã đến khu vực miền Trung.
“Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường”, TTXVN dẫn văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Đặc biệt, ngày 30/5/2024 đã xảy ra việc một người đàn ông trongđoàn người đi theo có tên là Lương Thanh Sơn, trú tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong.
Tiếp theođó là ngày 2/6/2024 có 2 người phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưađến bệnh viện để điều trị.
Những điều chưa biết về “Thích Minh Tuệ”
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú.
Đại diện cơ quan chức năng khẳng định về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Đồng thời, chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiệnđể ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Do đó, ông Lê Anh Tú đã tự nguyện dừng việc đi bộ.

“Để bảo đảm sự ổn định xã hội, tính mạng, sức khỏe và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người dân nếu có niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần tìm hiểu, thực hành đúng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và pháp luật của Nhà nước”, Ban Tôn giáo Chính phủ lưu ý.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, không tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Giữ gìn môi trường sinh hoạt tôn giáo ổn định, lành mạnh; góp phần xây dựng xã hội kỷ cương, vì bình yên, hạnh phúc của cộngđồng.

Thích Minh Tuệ là ai?

Như Sputnik đưa tin, trước đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ đều đã lên tiếng về hiện tượng người đàn ông đang nổi tiếng trên mạng xã hội với danh xưng “Sư Thích Minh Tuệ” hay Minh Tuệ.
Giáo hội khẳng định ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Bản thân ông Thích Minh Tuệ cho hay, ông tên thật là Lê Anh Tú. Quê ông ở xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1994, gia đình chuyển vào tỉnh Gia Lai sinh sống. Trước đây, ông từng có thời gian ngắn vào chùa để tu tập, lấy pháp danh là Thích Minh Tuệ, nhưng ông cũng nói “chưa có duyên ở lại chùa”.
Năm 2017, ông Minh Tuệ bắt đầu đi bộ tới nhiều tỉnh, thành. Khi quyết định bỏ nhà, bỏ công việc ổn định để đi bộ hành, bản thân ông đã suy nghĩ rất kỹ. Sau đó, ông đã xin phép gia đình cho mình đi bộ tu tập theo lời Phật dạy.
Theo VTV, hơn 6 năm qua, ông Minh Tuệ không liên lạc với gia đình bởi bản thân ông tu tập nên không dùng điện thoại. Tuy nhiên, ông luôn đặt gia đình trong tim, luôn nhớ tới công ơn của cha mẹ qua lời cầu nguyện.
Thích Minh Tuệ là ai? Giáo hội nói gì về hiện tượng “Sư Thích Minh Tuệ”?
Ông cho biết thời gian đầu đôi lúc mệt phải di chuyển bằng xe khách. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, ông Thích Minh Tuệ đi bộ hành tuyệt đối, chỉ di chuyển bằng đường thủy khi phải đi qua đò, qua sông. Đến nay, ông đã đặt chân tới gần như khắp mọi miền đất nước.
Ông Thích Minh Tú khẳng định, bản thân chưa từng nhận làm tu sĩ vì thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi đạo đức của mình chưa đạt đến cảnh giới đó. Ông chỉ muốn bộ hành trọn đời để thực hành những lời dạy của đức Phật nhằm giúp hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Thảo luận