Trước đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này mong muốn trở thành thành viên BRICS. Ngoài ra, Fidan sẽ đến thăm Nga vào tuần tới và tham dự Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao các nước BRICS.
“Việc gia nhập BRICS không yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải rời NATO và tách khỏi thế giới phương Tây, vì một số kẻ đang cố bán Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ở trong NATO, và Mỹ cũng như châu Âu không nghiêm túc xem xét lại chính sách đối với Thổ Nhĩ Kỳ, thì có thể vẫn giữ quan hệ với phương Tây và thàm gia BRICS. Xét cho cùng, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là Hoa Kỳ và châu Âu. Nói cách khác, việc gia nhập BRICS không có nghĩa là cắt đứt mọi quan hệ với châu Âu và Mỹ", - giáo sư nói.
Theo ông, Mỹ đang sử dụng đồng USD và vị thế thống trị của nó trong hệ thống thanh toán quốc tế làm phương tiện trừng phạt.
"Hệ thống này phải bị loại bỏ. Nếu không, ý nghĩa phản đối quyền bá chủ của Mỹ sẽ giảm đi. Hầu như tất cả các nước tham gia BRICS đều có chung quan điểm này. Thanh toán cho ngoại thương bằng tiền tệ quốc gia đang tăng lên. Có lẽ một hệ thống tiền tệ mới dựa trên vàng sẽ là cách duy nhất để chống lại quyền bá chủ thế giới của Mỹ một cách nghiêm túc. Cả thế giới cần điều này”.
Vào ngày 1 tháng 1, Nga trở thành chủ tịch BRICS trong năm nay, bắt đầu với việc gia nhập các thành viên mới vào tổ chức - ngoài Liên bang Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hiện nay bao gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran, UAE và Ả Rập Saudi. Cương vị chủ tịch BRICS của Nga được thực hiện theo phương châm tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu một cách công bằng. Với vai trò chủ tịch, Liên bang Nga sẽ tổ chức hơn 200 sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội.