Sở thừa nhận khi tham mưu mới chỉ quan tâm về vấn đề đất đai mà chưa lưu ý đến Nghị định 52/2020/NĐ-CP về quản lý, đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf nhưng đã kịp thời dừng lại.
Khu vực Đồi Cù vẫn là đất rừng
Ngày 11-6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí tháng 6.
Phát biểu với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trãi, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đã traođổi một số thông tin về dự án Tòa nhà CLB Golf của Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL tại sân golf Đồi Cù (phường 1, TP Đà Lạt).
Theo ông Trãi, vừa qua báo chí có nêu việc Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng cho chủđầu tư dự án được chuyển đổi hơn 5.600 m2 đất rừng phòng hộ sangđất thương mại dịch vụ không đúng quy định.
Ông Trãi cho hay, việc đề xuất danh mục chuyển mụcđích sử dụng đất hơn 5.600 m2 đất rừng phòng hộ thuộc dự án sân golf Đà Lạt nhưng chỉ xem xét trên cơ sở Dự án đầu tư điều chỉnhđược cấp và quy định của pháp luật về đất đai, chưa rà soát đến quy định tại Nghịđịnh 52/2020 là có sơ xuất.
Báo chí chất vấn về căn cứ nào để Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích 5.629 m2 đất rừng phòng hộ trong Đồi Cù để thực hiện dự án sân golf Đà Lạt.
Nói về việc này, ông Nguyễn Văn Trãi lý giải, trên cơ sở Kế hoạch sử dụng đất được HĐND tỉnh phê duyệt, công ty đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên.
Tuy nhiên đến nay, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng hơn 5.600 m² đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án dự án sân golf Đà Lạt chưa được UBND tỉnh xem xét, cho phép.
“Hiện tại loại đất đối với diện tích 5.600 m² này vẫn là đất rừng phòng hộ cảnh quan theo hồ sơ địa chính đã thiết lập”, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời vị lãnh đạo.
Nhận khuyết điểm, thiếu sót
Ông Trãi nhấn mạnh, việc doanh nghiệp tự ý xây dựng trên phần diện tích hơn 5.600 m² đất rừng phòng hộ mà chưa hoàn thành thủ tục về đất đai, xây dựng là hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp có trách nhiệm phải chấp hành Quyết định xử phạt của cơ quan chức năng về hành vi vi phạm của mình.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Xây dựng đã có quyết định thu hồi Giấy phép xây dựng tầng hầm khối 1 Tòa nhà CLB Golf do không thuộc chức năng chuyên môn của Sở TN&MT.
“Việc này chúng tôi đã nhận khuyết điểm trước UBND tỉnh. Trong quá trình tham mưu cho UBND tỉnh, chúng tôi chỉ mới quan tâm tới vấn đề đất đai, chưa quan tâm đến Nghị định52/2020/NĐ-CP về quản lý, đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf. Sau khi tham mưu UBND tỉnh và tỉnh đã kịp thời dừng lại”, báo Người lao động dẫn lời ông Nguyễn Văn Trãi khẳng định.
Về vấn đề thiệt hại, ông Trãi cho biết Ban Thường vụ và UBND tỉnh đã thông báo yêu cầu các sở ngành làm rõ trách nhiệm.
“Chúng tôi thiếu sót trách nhiệm về quản lý ngành và sẽ tiếp tục thực hiện theo chỉđạo của UBND tỉnh”, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng thẳng thắn nhìn nhận.
Lập phương án tháo dỡ an toàn
Cũng trong sáng nay, chủ đầu tư công trình tòa nhà câu lạc bộ Golf trên Đồi Cù ven hồ Xuân Hương bắt đầu triển khai tự tháo dỡ công trình sai phạm thuộc dự án tòa nhà câu lạc bộ golf, tại sân golf Đồi Cù Đà Lạt.
Tại cuộc họp với đại diện chính quyền, chủ đầu tư đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố cho gỡ niêm phong công trình để nhà thầu chính và các nhà thầu phụ kiểm tra hiện trạng, từ đó lập phương án tháo dỡ.
Phía công ty CP Hoàng Gia ĐL cũng nói ngay trong sáng nay sẵn sàng triển khai tháo dỡ phần công trình sai phạm nằm ngoài khu vực niêm phong.
Ông Hồ Ngọc Nam, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, đại diện cho Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt đã yêu cầu chủ đầu tư công trình cần hoàn thành và phê duyệt phương án tháo dỡ để bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Nội dung này được quy định trong mục B, khoản 2, Điều 118 của Luật Xây dựng: “Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp tháo dỡ được duyệt, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường”.
Chủ đầu tư bắt đầu các bước tự tháo dỡ công trình vi phạm ở Sân Golf Đồi Cù
© Ảnh : Chu Quốc Hùng TTXVN
Theo ghi nhận, tại khu vực dự án tòa nhà câu lạc bộ golf trong sân golf Đồi Cù Đà Lạt, nhiều phương tiện, máy móc và lực lượng nhân công đã được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Hoàng Gia ĐL huy động để chấp hành thực hiện tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm tại dự án này.
Chính quyền địa phương cũng yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt phương án phá dỡ công trình vi phạm và phải nêu rõ thời gian thực hiện. Đồng thời, báo cáo chính quyền và cơ quan chức năng quản lý nhà nước để bảo đảm công tác quản lý, cũng như phối hợp, hỗ trợ trong quá trình tổ chức thực hiện phá dỡ công trình vi phạm về trật tự xây dựng.