Ban đầu, không có mối liên hệ địa chính trị rõ ràng giữa các thành viên sáng lập tổ chức này - các quốc gia có khoảng cách xa nhau hàng nghìn dặm. Khối này đã khác biệt đáng kể so với các hình thức hội nhập truyền thống tồn tại vào thời điểm đó, chẳng hạn như Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) hay Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, sau đó BRICS đã trở thành “một câu lạc bộ thảo luận, nơi các dự án được chuẩn bị và các giải pháp để thực hiện chiến lược được lựa chọn được tạo ra” - ông José Niemeyer, giảng viên về quan hệ quốc tế tại Trường kinh doanh IBMEC của Brazil cho biết.
“Trật tự thế giới đã bắt đầu lung lay dữ dội. Rất có thể, BRICS sẽ kết nạp thêm những thành viên mới và các quốc gia này sẽ tương tác với nhau để làm cho hệ thống quốc tế trở nên cân bằng hơn, hài hòa hơn, bởi vì ngày nay hệ thống này đang thiếu sự đồng thuận”, - chuyên gia José Niemeyer nói với Sputnik.
Đồng nghiệp của ông, chuyên gia Giovana Branco từ trường Đại học Quốc gia Paulista (The Universidade Estadual Paulista - UNESP) ở Sao Paulo, Brazil, lưu ý rằng, BRICS đã tiếp thêm động lực mới cho quan hệ quốc tế, điều này đã giúp tăng thêm sức mạnh tiếng nói của các quốc gia trước đây được coi là có tầm ảnh hưởng nhỏ hơn. Theo chuyên gia Giovana Branco, “đây là một trong những trường hợp đầu tiên khi các nước đang phát triển được coi là cường quốc mới nổi”. Theo bà, việc tăng cường củng cố sức mạnh của các liên minh kinh tế và chính trị là yếu tố then chốt để chống lại quá trình phi toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới. Trong trường hợp BRICS, điều này cuối cùng sẽ mang lại những kết quả tích cực phục vụ lợi ích của tất cả các nước thành viên.