Hàng tỷ đô đổ vào Việt Nam

Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Sputnik
Đầu năm nay, có nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, linh kiện, sản phẩm điện tử được đăng ký đầu tư và đầu tư mở rộng vào Việt Nam

Hơn 15 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam nửa đầu năm 2024

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê (ngày 29/6) cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.
Khối ngoại đăng ký cấp mới 1.538 dự án với số vốn đăng ký đạt 9,5 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ về số dự án và tăng 45% về số vốn.
Dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD, chiếm gần 72% tổng vốn đăng ký cấp mới, lĩnh vực bất động sản đạt 1,9 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 20% và các ngành còn lại đạt 818 triệu USD, chiếm 8,5%.
Việt Nam đang rất tốt
Trong số 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2024, Singapore dẫn đầu với giá trị đầu tư lên tới 4 tỷ USD, chiếm 42% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đó là Hong Kong (Trung Quốc) gần 1,2 tỷ USD, chiếm 12%, Trung Quốc 1 tỷ USD, chiếm 11%…

Bắc Ninh dẫn đầu thu hút FDI

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài nêu, trong nửa đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,58 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3,1 lần cùng kỳ.
Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai với gần 1,54 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 12 lần so với cùng kỳ.
Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,36 tỷ USD, chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM…
Mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% của Việt Nam năm 2024 là khả quan
Ngoài ra, các nhà đầu tư đăng ký điều chỉnh 592 lượt dự án với số vốn đầu tư tăng thêm gần 4 tỷ USD, tăng 35%.
Khối ngoại đã đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 1.420 lượt đầu tư với tổng giá trị góp vốn 1,7 tỷ USD, giảm 58%.
Dòng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 480 triệu USD, chiếm 28% trị giá góp vốn, mua cổ phần, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 325 triệu USD, chiếm 19% và các ngành còn lại 893 triệu USD, chiếm 53%.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, kể từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt gần 11 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của sáu tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,6 tỷ USD, chiếm 79% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.
Kế đến, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1 tỷ USD, chiếm 9%, sản xuất-phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 418 triệu USD, chiếm 4%.
Nhiều “đại bàng” đến Việt Nam 1-2 tuần rồi đi
Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong sáu tháng với 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và tổng số vốn của phía Việt Nam gần 119 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước.
Có 11 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 18 triệu USD, giảm 89%.
Thảo luận