Bước tiến vượt bậc
"Với mục tiêu nghiên cứu, đào tạo nhân lực và sản xuất dược phẩm, lò phản ứng mới sẽ đáp ứng được nhiều hơn các thí nghiệm phức tạp về cả chất lượng và số lượng", chuyên gia cho biết.
“Đáng chú ý,về mặt sản xuất dược phẩm hạt nhân, chủ yếu cho hoạt động chẩn đoán và điều trị ung thư, nếu như lò Đà Lạt với công suất 0.5 MW chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trong nước thì với lò phản ứng công suất 10MW với 20-25 kênh khai thác neutron, việc đáp ứng 100% nhu cầu, thậm chí xuất khẩu loại dược phẩm đáng quý này là điều hoàn toàn khả thi”, chuyên gia trên chỉ ra.
Vẫn còn nhiều thách thức
“Về vấn đề nguồn vốn. Dự trù kinh phí cho dự án này liên tục tăng theo từng năm, từ mức 300-400 triệu USD ban đầu, tăng lên 552 triệu USD trong thỏa thuận năm 2014 và 600 triệu USD năm 2019. Thỏa thuận mới năm 2024 không rõ mức đầu tư bao nhiêu, nhưng chắc chắn cũng sẽ là 1 gánh nặng kinh tế không nhỏ”, ông cho biết.
"Hiện sau nhiều lần tăng hạn, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được ấn định sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030, trở thành một trong những lò phản ứng hạt nhân vận hành lâu nhất thế giới. Vì thế dù muốn hay không, Việt Nam cũng buộc phải hoàn thành một dự án lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới. Vì thế, trong 5 năm tới, cả Việt Nam và Nga đều phải vượt qua tất cả các khó khăn bằng một cách nào đó, nếu Việt Nam vẫn còn nuôi tham vọng phát triển ngành khoa học hạt nhân cũng như công nghệ nguyên tử vì mục đích hòa bình", chuyên gia chỉ ra.
“Dự án này cũng giúp Việt Nam chủ động hơn trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ mọi lĩnh vực liên quan đến ngành hạt nhân, dù là trong lĩnh vực điện hay phi điện”, vị chuyên gia kết luận.