“Cha đẻ” tàu ngầm Trường Sa muốn chuyển nhượng dự án

HÀ NỘI (Sputnik) - “Cha đẻ” tàu ngầm Trường Sa thông báo chuyển nhượng dự án và sẵn sàng chuyển nhượng cho người đủ điều kiện vì khả năng tài chính và sức khoẻ không cho phép.
Sputnik
Mới đây, Kỹ sư – doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình về dự định chuyển nhượng dự án tàu ngầm đầy tâm huyết của mình. Ông viết:
"Vì khả năng tài chính và sức khoẻ không cho phép mình tiếp tục dự án đuợc nữa. Mình sẵn sàng chuyển nhượng dự án tàu ngầm này cho ai có khả năng và đam mê với tầu ngầm mini".
Trao đổi với Dân trí chiều 8/7, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa xác nhận thông tin dừng dự án và sẵn sàng chuyển nhượng cho người đủ điều kiện.
Hiện chưa rõ các điều kiện để kỹ sư Hoà chuyển nhượng sản phẩm. Dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự nuối tiếc về quyết định dừng chân của "cha đẻ" dự án. Nhiều trong số đó cũng quan tâm đến "số phận" của những chiếc tàu ngầm đã được kỹ sư Nguyễn Quốc Hoà chế tạo.
Bên dưới bài đăng, nhiều người bày tỏ nuối tiếc, mong ông Hòa tiếp tục dự án.
Chuyện đáng kinh ngạc
Mô hình Su-35 “bay” trên mặt nước: Thanh niên Việt chế tạo thế nào?
Vốn là kỹ sư hóa học của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, kỹ sư cơ khí chuyên ngành khuôn mẫu của Đức, với đâm mê chế tạo, ông Hoà đã ấp ủ chế tạo tàu ngầm. Theo ông Hòa, xuất phát từ việc phải bỏ ra nhiều triệu USD để mua tàu ngầm nước ngoài, ông đã nảy sinh ra ý tưởng thiết kế tàu ngầm "made in Việt Nam". Nếu tạo thành công các cái loại tàu ngầm mini sẽ giúp bảo vệ chủ quyền bên cạnh đó là hoạt động thăm dò, khai thác được các tài nguyên ở vùng biển Việt Nam.
Tính đến nay đã hơn 10 năm kể từ khi doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đăng đàn giới thiệu về dự án tàu ngầm mini của mình. Hai phiên bản tàu ngầm của ông đã đạt những thành công bước đầu ở khâu thử nghiệm, nhưng chưa từng được cấp thẩm quyền cho phép vận hành chính thức.
Thảo luận