Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hơn 20 trong số 32 quốc gia thành viên của liên minh sẽ chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024. Ông cũng lưu ý rằng các thành viên NATO ở châu Âu và Canada đã tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 18%, cao nhất chưa từng có.
“Trong 5 năm tới, các đồng minh NATO của chúng ta sẽ bổ sung vào kho vũ khí của liên minh hơn 650 máy bay F-35 thế hệ thứ 5, hơn 1000 hệ thống phòng không, gần 50 tàu chiến và tàu ngầm, 1,2 nghìn xe tăng chiến đấu, 11, 3 nghìn phương tiện chiến đấu và gần 2 nghìn hệ thống pháo binh để hiện đại hóa kho vũ khí của mình”, - Sullivan viết trong cột báo chuyên mục riêng cho New York Times.
Đối tác châu Á cũng tăng chi tiêu quân sự
Sullivan lưu ý rằng các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, cũng đang tăng chi tiêu quân sự. Ông bổ sung: các đồng minh của Mỹ bắt đầu chi nhiều hơn cho các tàu chở vũ khí và đạn dược do Mỹ sản xuất.
Báo Politico trước đó đưa tin: vấn đề tăng chi tiêu quốc phòng và mức độ không đồng đều giữa các thành viên liên minh thường xuyên gây ra tranh cãi trong nội bộ NATO.
Cũng trong ngày 5 tháng 7, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết Mỹ mong đợi sự tin cậy từ các thành viên NATO đối với các kế hoạch nhằm tăng chi tiêu quốc phòng ít nhất 2% GDP.
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer đã chỉ trích các nhà đầu tư tư nhân và nhà sản xuất quốc phòng vì miễn cưỡng đầu tư ngay vào quốc phòng và hứa sẽ cung cấp đạn dược cho liên minh “vào năm 2032”. Ông cũng phàn nàn rằng năng lực sản xuất trong lĩnh vực quốc phòng đang tụt hậu, nguồn cung chậm lại và giá cả tăng cao, đồng thời ông cho rằng trong tình huống như vậy, việc tăng chi tiêu quốc phòng đã được các đồng minh nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius vào năm 2023 có thể không thực sự dẫn đến “củng cố an ninh”.