Dữ liệu tư pháp về số người nhập và thôi Quốc tịch Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ trình Chủ tịch nước cho phép hơn 2.100 trường hợp được nhập quốc tịch, thôi quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sputnik
Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Tư pháp sẽ tập trung triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 130 nhóm nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực công tác năm 2024, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

Hơn 2.100 người nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam

Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, trong 6 tháng đầu năm, công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp đã kịp thời giải quyết khối lượng lớn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Thống kê ghi nhận hơn 2 triệu việc hộ tịch các loại, gồm hơn 786.000 trường hợp đăng ký khai sinh; hơn 293.000 trường hợp đăng ký kết hôn; 291.000 trường hợp đăng ký khai tử và trên 709.000 trường hợp đăng ký các sự kiện hộ tịch khác.
"Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ trình Chủ tịch nước cho phép hơn 2.100 trường hợp được nhập quốc tịch, thôi quốc tịch và được trở lại quốc tịch Việt Nam", - theo cơ quan này.
Trong 6 tháng, cơ quan chức năng cả nước đã chứng thực hơn 36 triệu bản sao; thực hiện hơn 3,8 triệu việc chứng thực chữ ký, cùng hơn 868.000 việc chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Bị truy nã 27 năm, đổi họ tên nhập quốc tịch Mỹ nhưng vẫn không thoát
Đặc biệt, các địa phương đã giải quyết cho gần 1.600 trường hợp nuôi con nuôi trong nước, nước ngoài.
Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia đã tiếp nhận, xử lý hơn 219.000 thông tin; các Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố đã cấp gần 610.000 phiếu lý lịch tư pháp.
Các luật sư đã tham gia gần 64.000 việc, thu về hơn 1.800 tỷ đồng. Các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hơn 4 triệu hợp đồng, giao dịch, đóng góp hơn 173 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
"Cả nước đã tiếp nhận, thực hiện hơn 42.000 vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó có hơn 37.000 vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng", - Bộ Tư pháp ghi nhận.

Tham mưu xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Bộ Tư pháp cho biết, Bộ xác định công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm tập trung nguồn lực, thời gian tham mưu cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành 292 văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến đối với Luật Thủ đô, Luật Đấu giá tài sản, Luật Công chứng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm
Trong 6 tháng cuối năm, ngành Tư pháp sẽ tập trung triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 130 nhóm nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực công tác năm 2024. Trong đó, nỗ lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Đồng thời, theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHHXCN Việt Nam năm 2024.
Cùng với đó, tổ chức thi hành án dân sự bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.
Thảo luận