Việt Nam đã rất khác xưa

Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) khẳng định, Việt Nam hiện đã rất khác so với 20 năm về trước, đổi mới và cởi mở hơn rất nhiều.
Sputnik
Do đó, USABC và AmCham Việt Nam đã gửi thư tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ủng hộ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Hai tổ chức thương mại Mỹ ủng hộ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Từ năm 2021, Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam vào nhóm "nền kinh tế phi thị thường". Tháng 10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ bắt đầu quy trình xem xét Việt Nam là "nền kinh tế thị trường". Dự kiến quá trình này sẽ có kết quả vào cuối tháng 7.
Phía Việt Nam cũng đã gửi nhiều hồ sơ tới Hoa Kỳ khẳng định mình đạt tiêu chí nền kinh tế thị trường.
Trong đó, một số đơn vị tiêu biểu gồm Bộ Công Thương, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tập đoàn Hoa Sen và các đối tác, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest).
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam gây ngạc nhiên
Đáng chú ý, nhiều đơn vị từ Hoa Kỳ cũng ủng hộ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam).

Việt Nam đã khác xưa

Theo đó, AmCham Việt Nam đã gửi thư tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, khẳng định Việt Nam "rất khác" so với 11 nước khác đang bị đánh giá là nền kinh tế phi thị trường. Tổ chức này cho rằng, công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ.
AmCham nhận định, việc đánh giá Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường bắt nguồn từ vụ việc về cá tra 20 năm trước, trong khi kinh tế Việt Nam giờ đây đã khác.
Trước đây, yếu tố công trong nền kinh tế là lớn nhưng hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đã đổi mới và cởi mở, với việc tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và được công nhận là nền kinh tế thị trường bởi nhiều quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Canada, Australia, Nhật Bản.
AmCham cho hay, các doanh nghiệp hội viên của mình tham gia tích cực vào việc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đang hưởng lợi từ việc này. Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và điều này có sự đóng góp lớn từ việc Việt Nam áp dụng các giá thị trường hợp lý và quy định quốc tế.
Việt Nam có gì khiến Hàn Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào đầu tư?

Số lượng ngành nghề hạn chế nước ngoài giảm mạnh

Trong thư gửi Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Gina Raimondo, USABC đưa ra các luận điểm chính ủng hộ Việt Nam về ngoại hối, lương, đầu tư nước ngoài, kinh tế công, sở hữu đất, và quản lý giá.
Về ngoại hối, USABC khẳng định Việt Nam đã từng quản lý tiền tệ chặt trong thập niên 2000, khi đất nước đối mặt với thiếu hụt đòng USD. Vấn đề này hiện đã chấm dứt và trong hơn 1 thập kỷ vừa qua, hơn 130 doanh nghiệp thành viên của USABC hoạt động ở Việt Nam không gặp vấn đề gì về ngoại tệ.
USABC nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách quản lý tỷ giá theo cách "thả nổi có quản lý". Từ tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng phạm vi biên độ tiền tệ giữa VND và USD từ 1% thành 3%. Sau đó, tỷ giá này được điều chỉnh hàng ngày.
Phản bác ý kiến cho rằng tiền lương ở Việt Nam không phải là đàm phán tự do giữa người lao động và người sở hữu lao động, USABC nhấn mạnh thực tế hoàn toàn ngược lại. Thậm chí, Bộ luật Lao động của Việt Nam còn dành ưu tiên cho người lao động, đặc biệt là cho người lao động có mức lương thấp.
Theo USABC, Chính phủ Việt Nam đã có nghị định về mức lương tối thiểu vùng, nhưng các công ty Hoa Kỳ còn đưa ra mức lương thưởng cao hơn cả quy định tối thiểu này.
Vốn FDI vào Việt Nam đạt kết quả ấn tượng
Về liên doanh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, USABC cho biết số lượng những ngành nghề hạn chế nước ngoài đã giảm mạnh từ con số 272 năm 2014 xuống còn 25 vào thời điểm hiện tại.
Đến nay, chỉ còn vài ngành nghề nhạy cảm đang hạn chế nước ngoài như điều tra, an ninh. Chính phủ cũng tích cực làm việc với USABC để tiếp tục mở rộng các ngành nghề cho nước ngoài, trong đó có cả quy định về nới room ngoại.
Liên quan tới đất đai và vốn, USABC cho biết tuy chủ thuyết phát triển kinh tế của 2 nước khác nhau, nhưng kinh tế tư nhân Việt Nam hiện đang phát triển tốt. USABC lấy dẫn chứng tỉ trọng tăng dần của mảng tư nhân và nước ngoài trong GDP của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.
Thảo luận