Mục đích của Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam trong chuyến công du châu Á

HÀ NỘI (Sputnik) - Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong tuần này được chuyên gia nhận định rằng, đây là chuỗi hoạt động muốn nhắm tới hai đối thủ lớn nhất (Nga - Trung). Trong đó, một phần chiến lược gây áp lực lên Trung Quốc và nỗ lực làm nóng tình hình lên mức cao nhất trước khi có sự thay đổi chính quyền ở Mỹ.
Sputnik

Gây áp lực lên Trung Quốc

Việt Nam sẽ là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm kéo dài hơn 10 ngày (24/7 – 3/8) tại châu Á của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Tại đây, ông sẽ tham dự lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tiếp đó, tại Lào, ông sẽ tham dự hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra vào ngày 26 và 27/7. Trong khuôn khổ sự kiện này, ông Blinken dự kiến sẽ gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Ngoài hai nước Đông Nam Á (Việt Nam & Lào), Nhật Bản, Philippines, Singapore và Mông Cổ cũng nằm trong danh sách điểm đến trong chuyến công du lần này của Ngoại trưởng Mỹ. Cùng với Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ tới châu Á trong tuần này và có đối thoại về an ninh với hai đồng minh Nhật Bản và Philippines.
Đây là chuyến thăm thứ 18 của ông Blinken tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đáng nói, chuyến đi lần này diễn ra sau một tháng đầy biến động ở Washington, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/7 đã tuyên bố sẽ không tái tranh cử và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm người thay thế ông. Còn ứng cử viên từ Đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, đã thoát chết sau khi bị ám sát hụt.
Ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội dự lễ tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Mỹ đang thể hiện rõ chính sách đối ngoại của mình khi tiếp tục tập trung toàn lực ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trao đổi với Sputnik, Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an đánh giá, đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của Mỹ nhắm tới hai đối thủ lớn nhất toàn cầu, đó là Liên bang Nga & Trung Quốc. Trong đó, chiến lược một phần chiến lược gây áp lực lên Trung Quốc và nỗ lực làm nóng tình hình lên mức cao nhất trước khi có sự thay đổi chính quyền ở Mỹ.
“Trước mắt có thể thấy rằng, Mỹ đã thất thế trong cuộc chiến tại Ukraina. Như một đoàn tàu hết nhiên liệu, bằng mọi cách Washington đã không thể vực dậy chế độ Kiev. Mặt trận này thua, Mỹ tìm cách tạo áp lực lên mặt trận khác. Phía Tây không thắng, lại chuyển hướng sang phía Đông. Đây là nước đi dễ hiểu của người Mỹ từ trước đến nay, bởi không có chiến tranh nước Mỹ không “sống” nổi. Nước Mỹ cần chiến tranh để đẩy áp lực mâu thuẫn ra ngoài. Trong chuyến đi này của Antony Blinken sẽ có một số thách thức lớn đối với ông ta tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á. Điển hình như Mông Cổ, trước đây chưa bao giờ Mỹ đoái hoài đến thì nay bỗng nhiên lọt vào “mắt xanh” của Ngoại trưởng Mỹ. Bởi lẽ, nước Mỹ đang tìm đồng minh. Vừa rồi, Tổng thống Philippines Marcos lên ngôi tạo lập lại khu vực phía Đông của biển Đông. Với cách làm của người Mỹ hiện tại, Nga cho rằng đây là “NATO phương Đông. Còn Việt Nam đã hiểu quá rõ, từ kinh nghiệm trong chiến tranh Việt Nam. Khi nhìn thấy bản chất của khối SEATO (Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á)”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm phân tích.

Bản chất lộ rõ

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường đáng kể sự hiện diện tại Đông Nam Á, đặc biệt là tại những nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông. Tổng thống Joe Biden đã coi việc mở rộng các liên minh của Hoa Kỳ trong khu vực này là một phần cốt lõi trong chính sách đối ngoại của ông.
Chuyến thăm của Blinken tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là “bài hát thiên nga” của vị Ngoại trưởng “diều hâu” Antony Blinken . Trong thời kỳ của ông, ngoại giao đã nhường chỗ cho sự hiếu chiến. Từ đó, kiến ​​trúc an ninh toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn.
Antony Blinken và Lloyd Austin tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng với Nhật Bản về răn đe hạt nhân
Antony Blinken đã có quan điểm rằng, ngoại giao cần được hỗ trợ bằng các biện pháp răn đe. Ông tin rằng "vũ lực có thể là phương tiện hỗ trợ cần thiết cho ngoại giao hiệu quả". Dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Blinken đã bắt đầu làm cố vấn an ninh quốc gia cho Phó Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, sau đó ông chuyển sang vị trí Phó Cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Obama để hỗ trợ chính quyền Washington trong các cuộc can thiệp quân sự, như là can thiệp vào Libya và sau đó vào Syria.
Có thể thấy, vị Bộ trưởng Antony Blinken đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định và chiến lược đối với việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ nhằm vào các vấn đề quốc tế, đặc biệt là trong các cuộc can thiệp quân sự ở Libya và Syria. Điều này cho thấy, ông có suy nghĩ chiến lược về sự kết hợp giữa ngoại giao và sức mạnh quân sự như một phương tiện để đạt được mục tiêu chính trị và an ninh quốc gia của Mỹ.

“Tôi cho rằng, nước đi này sẽ khó thành công. Bởi “củ cà rốt” của nước Mỹ còn to, tức là các khoản viện trợ không hoàn lại rất lớn. Điển hình như trong chiến tranh Việt Nam, Nam Triều Tiên - đồng minh của Mỹ đầu tư kinh phí với 5 vạn quân sang Việt Nam. Thế nhưng bối cảnh hiện tại đã khác, khi các đối trọng đã hình thành. Một là Khối Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và khối BRICS. Dù đây không phải Liên minh quân sự, nhưng SCO có điều khoản về an ninh, chống khủng bố. Nước Mỹ đang “lót ổ” cho chiến lược mới bằng chuyến đi này của Blinken. Mục đích sang Việt Nam dự Quốc tang không phải mục đích chính. Vốn dĩ nước Mỹ không “mặn mà” với quan các chức cấp cao của Đảng Cộng sản. Đây như một hành động “ve vãn” của Washington đối với Hà Nội”, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm chỉ ra.

Biển Đông
Chuyến thăm Việt Nam của Antony Blinken tác động thế nào lên vấn đề Biển Đông?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm cho biết thêm, Mỹ có hai chính sách song hành với nhau, đó là cây gậy và củ cà rốt. Lúc nào đối phương ở thế yếu thì giơ gậy lên gõ. Còn đối phương có tiềm lực và tương đối cứng cỏi thì Mỹ đưa củ cà rốt ra.
“Bản chất của Mỹ từ xưa đến nay vẫn vậy, không thay đổi. Cốt lõi của các chính sách này nằm ở phố Wall, ở các tập đoàn tư bản tài chính lớn nhất nước Mỹ. Nói cách khác, chuyến đi này của Ngoại trưởng Mỹ theo sự chỉ đạo của các tập đoàn tư bản. Chuyến đi này cũng là mở đường cho bà Phó Tổng thống Kamala Harris “kiếm phiếu” trước cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra”, Đại tá kết luận.
Thảo luận