Bloomberg lưu ý, bản thân việc tăng cường liên minh NATO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APR) đã là một yếu tố gây khó chịu cho Bắc Kinh.
“NATO đang tăng cường sự hiện diện hải quân của mình ở phần Tây của Thái Bình Dương để chống Trung Quốc... bằng cách gửi tàu chiến đến các địa điểm mới, điều này có thể dẫn đến mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, quốc gia lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của liên minh này trong khu vực... Hải quân châu Âu có thể tăng cường sức mạnh trong thời kỳ khủng hoảng của Quân đội Hoa Kỳ", - thông điệp viết.
Theo Bloomberg, Ý đã triển khai tàu sân bay Cavour tới Thái Bình Dương, nơi các máy bay chiến đấu của Mỹ sau đó thực hành bắn vào các mục tiêu trên không. Ngoài ra, như Bloomberg viết, Vương quốc Anh dự định gửi tàu sân bay HMS Prince of Wales đến khu vực vào năm tới, Pháp, Đức và Hà Lan có kế hoạch gửi các nhóm tấn công tàu sân bay tới đó.
“Việc này (gửi tàu sân bay tới Thái Bình Dương) chủ yếu là sự thể hiện khả năng của chúng tôi trong việc chuyển thiết bị quân sự đến bất kỳ nơi nào”, - Bloomberg trích dẫn lời của chuẩn đô đốc Ý, chỉ huy nhóm tấn công của tàu sân bay Cavour, Giancarlo Chappina.
Như Bloomberg lưu ý, vai trò của các hạm đội châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang tăng lên trong bối cảnh lực lượng Mỹ ngày càng tăng cường triển khai ở các khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Đông. Cơ quan này cho biết, hạm đội châu Âu ở Thái Bình Dương sẽ cung cấp cho máy bay Mỹ các nền tảng bổ sung khả năng giám sát tàu ngầm hoặc tham gia các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa.