Trước đó, Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập BRICS.
«Một cựu nhân viên ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với Newsweek rằng động thái đó được thúc đẩy bởi "nỗi thất vọng chồng chất" của Ankara với phương Tây và Liên minh châu Âu». Đây không phải là chiến lược của Ankara hướng tới thay thế phương Tây, mà là chiến lược nhằm tăng cường quan hệ với các cường quốc ngoài phương Tây vào thời điểm quyền bá chủ của Hoa Kỳ đang suy yếu», - ông Sinan Ulgen đứng đầu tổ chức tư vấn EDAM có trụ sở tại Istanbul cho biết.
Theo lời ông Ulgen, bởi «trong BRICS không có thành tố an ninh nên việc gia nhập khối này sẽ không ảnh hưởng đến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO”.
"BRICS về cơ bản là một tổ chức kinh tế, vì vậy chắc là sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Ankara với EU nhiều hơn là với NATO”, - ông Ulgen nói thêm.
Từ ngày 1 tháng 1, Nga đã trở thành Chủ tịch BRICS trong năm. Nhiệm kỳ Chủ tịch này mở đầu với việc bổ sung các thành viên mới vào nhóm - ngoài Liên bang Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hiện nay nhóm bao gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran, UAE và Saudi Arabia. Trước đó Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng theo kết quả cuộc họp của Ngoại trưởng các nước trong nhóm, đã thông qua quyết định tạm dừng tiếp nhận thành viên mới.