Tiến hành trục vớt nhịp cầu tổ chức tìm kiếm các nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Ngày 20/9, lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt nhịp cầu, xe và tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.
Sputnik
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 20/9, ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, cho hay đang có mặt trực tiếp để tham gia giám sát công tác trục vớt.
Theo ông Hùng, các lực lượng đã huy động các máy xúc, thuyền cỡ lớn, máy cẩu… tập trung trục vớt. Sáng nay các lực lượng đã cắt các phần nhịp cầu, đồng thời sẽ cố gắng trục vớt được các xe gặp nạn.
Tìm thấy xác nạn nhân đầu tiên trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ
Ông Hùng cho biết thêm lực lượng cứu nạn sẽ tổ chức tìm kiếm người gặp nạn. Mặc dù trước đó đã khảo sát đánh giá chưa phát hiện nạn nhân có trong cabin xe, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra tình huống nạn nhân mắc kẹt tại hiện trường. Vì vậy các lực lượng khảo sát kỹ lưỡng để tìm kiếm nạn nhân.
Trước đó, sở GTVT tỉnh Phú Thọ đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn tỉnh xem xét, chấp thuận gần 9 tỷ đồng thực hiện trục vớt phương tiện, phần cầu Phong Châu bị chìm dưới lòng sông.
Trong đó, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cho biết chi phí cho công tác cứu hộ, trục vớt phương tiện, phần cầu bị chìm chiếm gần 8,7 tỷ đồng.
Chính phủ Việt Nam ban hành gói hỗ trợ khẩn cấp sau bão
Kinh phí đó được tính toán dựa trên thời gian dự kiến thực hiện trục vớt kéo dài 60 ngày, khối lượng công việc thực hiện, số lượng nhân lực, máy móc, thiết bị triển khai thực tế tại hiện trường theo đơn giá trực tiếp do Công ty TNHH Hữu Nghị đưa ra.
Ngoài ra, dự kiến phải "tốn" 300 triệu đồng cho việc mượn địa điểm, san gạt mặt bằng và bồi thường xây lại tường rào cho người dân khi đưa phương tiện chuyên dùng vào phục vụ trục vớt.
"Giá trị thực hiện được xác định trên cơ sở thiết kế, dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giá trị quyết toán công trình được duyệt", Sở GTVT tỉnh Phú Thọ nêu rõ.
Thảo luận