Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc có gì đặc biệt?

Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận đầu tiên trong chương trình số hóa các hoạt động thanh toán song phương qua biên giới.
Sputnik
Hai Thủ tướng tuyên bố khu du lịch cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên sẽ được vận hành chính thức từ ngày 15/10/2024 - “Hiệu lệnh” khởi đầu cho việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên một cách thực chất và đầy đủ.
Trưa 14/10/2024, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cương đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 ngày rời Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính. Đây là chuyến thăm và làm việc đầu tiên của ông Lý Cường đến Việt Nam trên cương vị thủ tướng và là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc đến Việt Nam kể từ sau chuyến thăm ngày 12/9/2016 của cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh khá phức tạp cả trong khu vực và trên thế giới

“Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh khá phức tạp cả trong khu vực và trên thế giới. Tại Đông Nam Á, các vấn đề Biển Đông với sự đối đầu giữa Philippines với Trung Quốc và xung đột nội bộ tại Myanmar vẫn tiếp tục là chủ đề “nóng”. Trên vành đai Đông Á – Đông Nam Á vẫn đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Các cuộc xung đột tại Trung Đông cũng như tại Châu Âu đang đe dọa những sự bùng nổ khó kiểm soát, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến lược và tầm nhìn của khối ASEAN. Cũng như vậy, quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, nhất là các đối tác giữ vai trò quan trọng lại đang có những mâu thuẫn đang gia tăng căng thẳng giữa các đối tác đó”, - Nhà nghiên cứu Trung Quốc Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.

Quan hệ Việt-Trung có đặc điểm mà các nước khác không có
Hội nghị cấp cao ASEAN 44-45 tại Lào diễn ra 8-11 tháng 10 được coi là thành công với chủ đề “Kết nối và tự cường”, với tinh thần Việt Nam, tầm nhìn Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, một cơ chế mở rộng quan trọng của nó là Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 19 diễn ra trong ngày cuối cùng của ASEAN 44-45 giữa 10 quốc gia ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ đã kết thúc trong căng thẳng mà không ra được tuyên bố chung.

“EAS 19 đã kết thúc trong căng thẳng và không có tuyên bố chung. Nguyên nhân trực tiếp là do phía Mỹ đã liên tiếp đòi đưa những nhận định lồng ghép yếu tố chính trị vào dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị này, trong đó có việc chỉ trích Trung Quốc khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, chỉ trích Nga trong vấn đề Ukraina. Ngoại trừ vấn đề Biển Đông thì các vấn đề còn lại đều là các cuộc xung đột khu vực hầu như không có liên quan đến ASEAN nhưng lại đều có sự dính líu trực tiếp và gián tiếp của Mỹ. Đây là những diễn biến mới có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”, - . Nhà nghiên cứu Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nêu đánh giá về EAS, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Những đặc điểm đáng chú ý đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam của ông Lý Cường

Đặc điểm đáng chú ý đầu tiên trong chuyến thăm và làm việc của người đứng đầu Quốc vụ viện Trung Quốc là bên cạnh 10 văn kiện được ký kết giữa hai bên đều là các thỏa thuận trên các lĩnh vực kinh tế, giao thông đường sắt, đào tạo nguồn nhân lực, xuất nhập khẩu, chính sách biên mậu và xây dựng, thủ tướng hai nước còn tham dự buổi Tọa đàm với chủ đề “Tăng cường hợp tác cùng có lợi, chung tay kiến tạo tương lai” do Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam tổ chức. Sự kiện có sự tham gia của gần 100 đại diện các bộ, ngành, các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu biểu của hai nước.

“Có thể khẳng định, cuộc tọa đàm này được coi là sự xác nhận tính khả thi cao của các thỏa thuận vừa được hai bên ký kết, đồng thời cũng là dấu hiệu mở đường cho việc thực thi các thỏa thuận đó một cách nhanh chóng nhất, thiết thực nhất, quyết liệt nhất trong điều kiện hai bên đã nhất trí không để vấn đề tranh chấp trên Biển Đông làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong quan hệ song phương”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

1 / 3
Sáng 13/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
2 / 3
Sáng 13/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
3 / 3
Sáng 13/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và chứng kiến Lễ trao văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc
Đặc điểm đáng chú ý thứ hai là vào buổi tối 12/10/2024, ngay sau khi vừa hạ cánh xuống Nội Bài, Thủ tướng Lý Cường đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mời đến hội kiến. Thông thường trong các chuyến thăm cấp nhà nước, các nguyên thủ hoặc lãnh đạo cao cấp chủ cốt của các nước đối tác thường hội đàm với người đồng cấp của Việt Nam trước, sau đó mới hội kiến với các lãnh đạo cao cấp khác.

“Cuộc hội kiến này của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Thủ tướng Lý Cường không chỉ biểu hiện sự trọng thị của phía Việt Nam mà còn cho thấy ý nghĩa quan trọng của sự chỉ đạo chính trị giữa hai đảng, hai nhà nước với những nhận thức chung đã được cam kết luôn có mặt trong các mối quan hệ hai bên ở mọi cấp, mọi nơi, mọi lúc”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng đưa ra bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Thỏa thuận đáng chú ý nhất: Triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hai thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc quyết tâm cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước hai bên đã thỏa thuận, chuyển hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách đó thành các chương trình hành động cụ thể để thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, doanh nghiệp triển khai. Đó chính là thực chất của 10 văn kiện hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa được ký kết tại Hà Nội ngày 13/10/2024.

“Việc khai trương khu du cảnh quan Thác Bản Giốc – Đức Thiện trong tuần này là biểu thị cho hành động thực tế đó. Việc hai Thủ tướng tuyên bố khu du lịch cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên sẽ được vận hành chính thức từ ngày 15/10/2024 được coi như “hiệu lệnh” khởi đầu cho việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên một cách thực chất và đầy đủ”, - . Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Ông Lý Cường: “Trung Quốc và Việt Nam là anh em tốt”
Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều nhận định: Trong số các văn kiện vừa được hai bên ký kết, đáng chú ý nhất là Bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) với Công ty Union Pay International (UPI) của Trung Quốc về việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thỏa thuận này không chỉ giúp xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững giữa Việt Nam với Trung Quốc, xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới mà còn hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của lực lượng hải quan hai bên và là thỏa thuận đầu tiên trong chương trình số hóa các hoạt động thanh toán song phương qua biên giới ở tầm mức vi mô.
Thảo luận