Bất ngờ: Việt Nam quyết định cơ cấu lại EVN

Chính phủ Việt Nam vừa có quyết định gây bất ngờ - đó là phê duyệt đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết năm 2025 để cắt lỗ, có lãi trở lại và tăng doanh thu từ 7% - 10%.
Sputnik
Điểm đáng chú ý là việc EVN sẽ giữ nguyên các đơn vị trực thuộc, trừ Công ty Nhiệt điện Thái Bình và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

Sắp xếp, cơ cấu lại EVN

Theo cổng TTĐT Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn đến hết năm 2025.
Việc đưa ra quyết định mạnh mẽ này là nhằm phát triển EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, thực hiện kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi.
Chính phủ cũng hướng tới việc bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào doanh nghiệp khác...
EVN hôm qua vừa báo lỗ, hôm nay giá điện tăng
Đề án cũng đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu toàn tập đoàn đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân 7-10%, nộp ngân sách Nhà nước trên 23.000 tỷ đồng/năm và hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Theo kế hoạch tái cơ cấu, Nhà nước vẫn nắm 100% vốn của EVN.

“Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phù hợp Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ; giữ nguyên các đơn vị trực thuộc (trừ Công ty Nhiệt điện Thái Bình và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4)”, theo quyết định.

Như vậy, về cơ bản EVN vẫn sẽ giữ nguyên các đơn vị trực thuộc, trừ Công ty Nhiệt điện Thái Bình và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.
Chính phủ cho biết, Công ty Nhiệt điện Thái Bình thực hiện sáp xếp theo đề án riêng về thành lập công ty TNHH một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập.
Trong khi đó, nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thực hiện sắp xếp theo đề án riêng về thành lập công ty TNHH một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập.
Danh sách các doanh nghiệp do EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Tổng Công ty Điện lực miền Trung; Tổng Công ty Điện lực miền Nam; Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội; Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng Công ty Phát điện 1; Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức.
Đằng sau khoản lỗ khổng lồ của EVN
Doanh nghiệp do EVN duy trì tỷ lệ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4; Tổng Công ty Phát điện 2 - CTCP; Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP.
Doanh nghiệp do EVN duy trì tỉ lệ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ gồm: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh - CTCP; Công ty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3.

“Làm mới” EVN thế nào?

Về lộ trình thực hiện, đề án nêu, EVN tập trung thực hiện cơ cấu lại tổ chức và sở hữu, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại EVN và các đơn vị thành viên EVN theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối tại các công ty con thuộc lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính của EVN (sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối và kinh doanh điện, tư vấn xây dựng điện) đến năm 2025 phù hợp với tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước.
Chính phủ đặt mục tiêu, đến hết năm 2025, mô hình tổ chức, bộ máy tinh gọn; hoạt động hiệu quả, cân bằng tài chính; năng suất lao động bình quân hàng năm tăng trên 8%/năm; quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, EVN cũng sẽ là tập đoàn có trình độ công nghệ hiện đại, trở thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025; hoàn thành nghiên cứu và triển khai chuyển dịch năng lượng; phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Vì sao Việt Nam chọn PVN chứ không phải EVN làm điện gió ngoài khơi?
EVN cũng cần xây dựng thành công hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.
Về phương án cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý, EVN sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, điều hành; thực hiện đổi mới mô hình tổ chức hướng đến giảm lao động quản lý gián tiếp tại cấp quản lý trung gian, đơn vị cấp dưới để đảm bảo tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực hiệu quả và hạn chế chồng chéo các chức năng nhiệm vụ tại Công ty mẹ; nghiên cứu tổ chức phòng điều khiển trung tâm (OCC) để điều khiển tập trung nhà máy thủy điện và năng lượng tái tạo.
Đề án cũng xây dựng phương án tài chính, phương án cân đối vốn và dòng tiền để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đến tình hình tài chính của EVN, khả năng cân đối nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án điện quan trọng đến hết năm 2025.
Nghiên cứu cơ chế tài chính của EVN trong giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Xây dựng phương án tách bạch về tổ chức và hạch toán chi phí của bộ phận phân phối và bán lẻ điện thuộc các Tổng công ty Điện lực theo lộ trình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; xây dựng cơ chế giá bán buôn điện giữa Công ty mẹ - EVN với các đơn vị kinh doanh phân phối điện phù hợp với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường.
Hôm 10/10, Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và cho hay, EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ sản xuất điện năm 2023.
Bộ trưởng Diên: EVN lỗ không phải vì điều hành giá điện bất cập
Đây là năm thứ hai liên tiếp tập đoàn chịu lỗ, trước đó, năm 2022 EVN cũng lỗ gần 36.300 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện.
Tuy nhiên, khoản lỗ của EVN chưa gồm 18.032 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá của hợp đồng mua bán điện treo từ 2019 đến 2023.
Sau một ngày thông báo về các khoản lỗ, ngày 11/10, EVN đã nâng giá bán lẻ điện bình quân (giá điện) từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8%.
Thảo luận