Đấu tranh với Facebook*, YouTube, TikTok để chặn quảng cáo vi phạm

Cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới Facebook*, Google, TikTok, yêu cầu chặn gỡ các quảng cáo vi phạm.
Sputnik
80% thị phần quảng cáo trực tuyến hiện đang tập trung vào các nền tảng xuyên biên giới như YouTube, Facebook*, TikTok. Trong khi đó, có quảng cáo của một số nhãn hàng, doanh nghiệp Việt bị gắn vào nội dung xấu độc, phản động, vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt trên YouTube, Facebook.

Miếng bánh quảng cáo ở Việt Nam đang nằm trong tay các ông lớn thế giới

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm chất vấn thuộc lĩnh vực này tại Kỳ họp 8.
Dự kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ bắt đầu trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông ngày 12/11 tới đây.
Báo cáo cho thấy rất rõ thực tế miếng bánh thị phần quảng cáo ở Việt Nam đang nằm trong tay của những ông lớn quốc tế - các nền tảng xuyên quốc gia.
Cụ thể, thông tin về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, Bộ trưởng cho biết, theo số liệu của Statista, doanh thu quảng cáo trực tuyến năm 2023 tại Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 50% tổng chi tiêu toàn ngành quảng cáo Việt Nam (2,6 tỷ USD), tăng khoảng 30% so với năm 2021 (khoảng 850 triệu USD).
Văn hoá lâm nguy. Facebook*, YouTube, TikTok đang ‘thao túng tâm hồn người Việt’
Tuy nhiên, có tới 80% thị phần quảng cáo trực tuyến tập trung vào các nền tảng xuyên biên giới như YouTube, Facebook*, TikTok (hơn 1 tỷ USD), 20% còn lại là các báo điện tử, doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến trong nước của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho hay, xu thế thị phần quảng cáo trực tuyến (quảng cáo trên mạng) tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Quảng cáo trực tuyến với lợi thế áp đảo về công nghệ đang đe dọa và thu hẹp nguồn thu quảng cáo của các cơ quan báo chí. Trong khi nội dung không được kiểm duyệt và chịu trách nhiệm như các cơ quan báo chí.
Các vi phạm về nội dung quảng cáo chủ yếu như quảng cáo cho dịch vụ, sản phẩm bất hợp pháp (tín dụng đen, tiền ảo, game cờ bạc, cá độ…).
Quảng cáo các loại thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc, thậm chí quảng cáo chữa bách bệnh, kể cả ung thư; quảng cáo sai sự thật, lừa đảo (dùng hình ảnh mạo danh logo các báo, đài để tạo lòng tin)…
Đáng lưu ý. quảng cáo của một số nhãn hàng, doanh nghiệp Việt Nam bị gắn vào nội dung xấu độc, phản động, vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trên YouTube, Facebook*.
Top 10 ứng dụng giải trí tốt nhất trên điện thoại Android
Cùng với đó, một phần doanh thu quảng cáo lại được YouTube, Facebook chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu độc, phản động, vô hình gián tiếp tiếp tay cho các hoạt động chống phá Nhà nước.

Đấu tranh chặn gỡ các quảng cáo vi phạm

Trước tình hình này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan triển khai hệ thống kỹ thuật rà quét, phát hiện các quảng cáo vi phạm pháp luật, tập trung vào các nền tảng mạng xã hội lớn có nhiều vi phạm là Facebook*, YouTube, TikTok.

Bộ trưởng nêu rõ: “Cơ quan chức năng đã đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới Facebook*, Google, TikTok, yêu cầu chặn gỡ các quảng cáo vi phạm; đồng thời yêu cầu tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo”.

Từ năm 2018 đến nay, Facebook* đã chặn gỡ 539 tài khoản, 64 group, 664 fanpage, trang quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng, mua bán hóa đơn trái phép, giả mạo lừa đảo nạp tiền vào trò chơi.
Cùng với đó là 2.460 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, quảng cáo cờ bạc; 117 trang quảng cáo, kinh doanh, mua bán hóa đơn trái phép.
TikTok chặn gỡ 32 tài khoản, 7 nội dung quảng cáo bất hợp pháp và xóa 6 tài khoản giả mạo.
Đột kích kho hàng lậu của hot TikToker 4 triệu lượt theo dõi
Google đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chủ động chặn lọc, xử lý khoảng 3.000 nội dung quảng cáo, tài khoản quảng cáo vi phạm liên quan đến quảng cáo cho thuốc đông y gia truyền, cam kết chữa khỏi 100% bệnh tật, kể cả ung thư.
Đại lý quảng cáo, nhãn hàng, người phát hành quảng cáo cũng được yêu cầu tăng cường rà soát nội dung và vị trí cài đặt quảng cáo.
Chấm dứt tình trạng quảng cáo tràn lan, gián tiếp tiếp tay cho các nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật được sản xuất và phát tán trên không gian mạng.

Dùng AI rà quét

Thời gian tới bên cạnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị cần phát triển hệ thống giám sát, tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ AI để rà quét, phát hiện các vi phạm về quảng cáo trên các nền tảng số.
Theo vị tư lệnh ngành, nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới/đại lý quảng cáo vì mục đích lợi nhuận nên không kiểm soát nội dung, sản phẩm quảng cáo theo quy định pháp luật Việt Nam, không lựa chọn bộ lọc để loại trừ quảng cáo vào các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trong khi, hiện chưa có chế tài để xử lý phạt hành chính với các nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vì không có pháp nhân tại Việt Nam và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Anh muốn nâng cao tính minh bạch trong đào tạo AI
Chưa kể, lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý còn mỏng so với yêu cầu. Hệ thống giám sát hoạt động quảng cáo trên mạng chưa được đầu tư tương xứng để có khả năng giám sát, tự phát hiện các vi phạm trong hoạt động quảng cáo của các nền tảng xuyên biên giới.
Bộ cũng sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên báo chí và trên môi trường mạng; tăng cường đấu tranh, đàm phán với các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook*, TikTok và các mạng lưới quảng cáo về việc tuân thủ quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng, dịch vụ quảng cáo, thuế.
Tiếp tục điều hướng dòng tiền quảng cáo vào báo chí và tài khoản, kênh nội dung đã thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông.
*Hành động Meta bị cấm tại LB Nga
Thảo luận