Theo đường mòn
Không khó để dự đoán bước đi sắp tới của tân Tổng thống Hoa Kỳ trên vũ đài quốc tế, bởi Trump không phải là lần đầu làm nguyên thủ quốc gia Mỹ. Trong nhiệm kỳ cuối tại Nhà Trắng trước đây, ông đã vạch rõ quan điểm của mình về nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự hiện nay.
Ví dụ, về cuộc xung đột Israel-Palestine. Tháng 1 năm 2020, Trump đã đưa ra kế hoạch giải quyết vấn đề Trung Đông, khi đó được mệnh danh là “thỏa thuận thế kỷ”. Để có được hỗ trợ tài chính nhất định từ Hoa Kỳ, người Israel và người Palestine cần công nhận lẫn nhau như là các quốc gia độc lập. Theo kế hoạch, Jerusalem sẽ trở thành thủ đô của Israel. Điều quan trọng là người Palestine và những người Ả Rập khác đã phản đối kế hoạch này với thái độ thù địch, nhưng có mọi cơ sở để tin rằng Trump sẽ giúp Israel trong cuộc xung đột này, dù chỉ vì con rể yêu quý của ông (chồng của con gái) là một người Do Thái.
Với Trung Quốc cũng vậy, ít nhiều đều có thể đoán trước được mọi chuyện. Washington sẽ tiếp tục bằng mọi cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. «Cuộc chiến thương mại» chống Bắc Kinh mà Trump khởi đầu từ năm 2018 sẽ tiếp tục. Ông đã hứa sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, tân Tổng thống sẽ tiếp nối đường lối khuyến khích chủ nghĩa ly khai đòi độc lập trong ban lãnh đạo Đài Loan. Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ không ngừng chỉ trích hành vi vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, Hồng Kông và khu vực Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ.
Tính đến mong muốn của Trump dành quan tâm nhiều hơn đến việc củng cố Hoa Kỳ (America First! - Nước Mỹ trên hết!), ông có thể nhớ lại, như ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên, mức thâm hụt trong cán cân thương mại của đất nước. Sự thiên vị này không có lợi cho Hoa Kỳ ở những người Mỹ với hai chục nước: hầu hết là với Trung Quốc, nhưng cũng có cả với Việt Nam, Ấn Độ và Malaysia. Không loại trừ là tân chủ nhân của Nhà Trắng sẽ đòi hỏi các đối tác thương mại nước ngoài như vậy phải thực hiện biện pháp để đạt được cân bằng trong giao thương.
Có thể Trump sẽ nhớ lại những cuộc gặp của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, một cuộc trong đó diễn ra ở Hà Nội, và sẽ cố gắng khôi phục cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Bình Nhưỡng.
Năm 2017, Trump đưa ra khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Biden không quan tâm nhiều về ý tưởng này, nhưng bây giờ Trump có thể cấp xung lực, thổi hồn sức sống mới vào đây để dựa vào các nước trong khu vực như Ấn Độ và Philippines, cô lập Trung Quốc và Nga khỏi tiến trình hội nhập trong khu vực và ràng buộc các nước ASEAN chặt chẽ hơn vào quan hệ đối tác.
Với Việt Nam mọi chuyện sẽ ổn
Hôm nay thật đúng lúc để nhớ rằng Tổng thống Trump đã chú ý đến Việt Nam trong số các đối tác châu Á của mình. Ông đã đến thăm Việt Nam hai lần vào năm 2017 và 2019. Và, mặc dù chính dưới thời Trump, Washington đã đưa ra hai yêu sách khắc nghiệt chống Hà Nội, nhưng cả hai cáo buộc này đều bị trì hoãn cho đến ngày cuối nhiệm kỳ của đảng Cộng hòa tại Nhà Trắng. Chuyện ở đây nói về thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với CHXHCN Việt Nam. Vào năm 2015, chỉ số này là 36 tỷ USD và Trump đã lệnh cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ “phân giải và thi hành biện pháp”. Bất chấp thực tế thâm hụt, thương mại Mỹ-Việt tiếp tục gia tăng và đạt 49,5 tỷ USD vào năm 2020, không diễn ra động thái chống Việt Nam nghiêm trọng nào khi đó.
Điều thứ hai mà Nhà Trắng cáo buộc chính quyền Việt Nam là thao túng với bản tệ quốc gia về phía hạ thấp tỷ giá tiền VND. Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã bắt đầu điều tra vấn đề này, nhưng cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump, người ta công bố rằng quy định tiền tệ của CHXHCN Việt Nam là “vô lý” nhưng phía Hoa Kỳ sẽ không có bất kỳ biện pháp trả thù nào đối với Việt Nam.
Dưới thời Biden, quan hệ Mỹ-Việt đã được nâng lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện. Không cần nghi ngờ gì nữa, Donald Trump sẽ bảo lưu mức độ tương tác này giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa rõ liệu Trump có sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển công nghệ số, nền «kinh tế xanh» và xóa bỏ hậu quả hành động xâm lược của Mỹ hay chăng, là điều đã được hứa hẹn trong chuyến thăm Hà Nội của ông Joe Biden hồi mùa thu năm ngoái.
“Mối lo ngại cơ bản của các đồng minh và đối tác là Tổng thống đắc cử sẽ lại đưa ra những quyết sách đối ngoại then chốt mà không tham khảo ý kiến của họ, điều này có thể làm suy yếu nỗ lực an ninh tập thể đã được tăng cường dưới thời Tổng thống Joe Biden”, - tờ Japan Times số ra gần đây nhận xét.
Nếu nói cụ thể hơn, có những lo ngại gắn với khả năng thúc đẩy hủy bỏ hoặc cơ cấu lại những thỏa thuận mà Biden đã ký.
Qua hai tháng nữa, Donald Trump sẽ một lần nữa ngồi vào ghế Tổng thống Hoa Kỳ. Sẽ rất thú vị khi quan sát xem liệu có những thay đổi nào đáng kể trong chính sách đối ngoại của ông hay không.