Trước đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố cấp khoản vay 20 tỷ USD cho Ukraina trong khuôn khổ khoản vay chung từ G7 trị giá 50 tỷ USD, với điều kiện hoàn trả bằng số tiền thu được từ tài sản có chủ quyền bị đóng băng của Nga.
“Đáp lại, Nga có thể quốc hữu hóa tài sản của các công ty Mỹ nếu còn để lại trên lãnh thổ Nga, hoặc thực hiện biện pháp nào đó có tính chất kinh tế. Cũng không loại trừ khả năng Nga sẽ tăng cường nỗ lực giảm việc sử dụng đồng USD trong khuôn khổ BRICS bằng con đường thúc đẩy sáng kiến lập ra đồng tiền riêng trong khối này”, ông nói.
“Cuối cùng, không nên bỏ qua phương án tăng cường hoạt động của quân Nga nhằm vô hiệu hóa các chủ thể quốc phòng và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraina: nếu mùa đông ở đó lạnh cóng và các nhà máy nhiệt điện không hoạt động, thì đốt 20 tỷ USD được phân bổ vào bếp lò cũng chẳng giúp ích được gì và đồng tiền Mỹ sẽ cháy rụi rất nhanh”, chuyên gia nói thêm.
Hồi tháng 10, Bộ trưởng Tài chính các nước G7 tuyên bố rằng khoản vay trị giá gần 50 tỷ USD dành cho Kiev sẽ được hoàn trả đầy đủ từ tháng 12 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2027, còn nội dung chính của khoản vay và lãi là được hoàn trả bằng số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga. Khoản vay chung dành cho Ukraina sẽ phân bổ bằng những khoản vay song phương từ các nước thành viên G7, mỗi khoản vay sẽ có hiệu lực chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2025.