“So sánh hình thái kết hợp với phân tích phát sinh gen (quá trình cho phép xác định mối quan hệ tiến hóa giữa các sinh vật) cho thấy Lishulong wangi không thể được xếp vào bất kỳ chi nào được phát hiện trước đó”, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân loại học của Viện Khoa học Trung Quốc You-Hai Lu nói với ấn phẩm.
Tờ báo đưa tin: Hộp sọ tương đối nguyên vẹn và 9 đốt sống cổ đã được tìm thấy vào năm 2007 tại làng Dalishu, huyện Lufeng, nơi phát hiện tổng cộng 6 chi và 8 loài sauropodomorphs kỷ Jura sớm. Năm 2008, hóa thạch được gửi đến bảo tàng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học công bố trên tạp chí PeerJ, loài khủng long này có chiều dài đạt tới 8 mét.
“Lishulong wangi có hộp sọ lớn nhất trong nhóm của nó từ hệ tầng Lufeng (một khối đá trầm tích ở tỉnh Vân Nam, nơi tìm thấy hóa thạch khủng long), dài 40 cm”, You-Hai Lu kết luận.
Sauropodomorphs là một phân loài khủng long sinh sống trên Trái đất từ thời kỳ Trias muộn (220 triệu năm trước) cho đến khi kết thúc thời kỳ khủng long ở kỷ Phấn trắng muộn (65 triệu năm trước). Chúng dần dần tiến hóa từ những loài khủng long ăn thịt nhỏ giống thằn lằn đi bằng 2 chân và nặng khoảng 10 kg đến những sinh vật ăn cỏ khổng lồ với cổ và đuôi dài đi bằng 4 chân và nặng hơn 60 tấn.