Để thông qua dự luật cần một nửa số thành viên của cơ quan lập pháp bỏ phiếu tán thành – 218 người. Đảng Cộng hòa chỉ có 219 ghế tại Hạ viện mà trong đó đã có hơn ba chục hạ nghị sĩ bỏ phiếu chống như kết quả biểu quyết được phát sóng trực tiếp cho thấy. Còn các nghị sĩ Đảng Dân chủ thì không có ý định ủng hộ dự luật ngân sách tạm thời.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ có thời gian từ nay đến thứ Bảy để thống nhất về ngân sách tạm thời hoặc đối mặt với việc chính phủ tạm đóng cửa một phần. Quốc hội trước đó không thống nhất được ngân sách tổng thể cho năm 2025 nên phải phê duyệt và kích hoạt ngân sách tạm thời.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trước đó đã yêu cầu Đảng Dân chủ bỏ trần nợ công hoặc tăng đáng kể ngưỡng nợ khi gắn vấn đề này với việc thông qua dự luật ngân sách tạm thời. Chính quyền hiện tại coi đó là chỉ thị để các nghị sĩ Cộng hòa đảm bảo cho việc đóng cửa chính phủ.
Giới hạn vay nợ của chính phủ nếu không đưa điều khoản sửa đổi vào luật thì sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 và được xác định tương ứng với mức nợ công tại thời điểm đó.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mức nợ công của Mỹ sẽ đạt mốc 121% GDP Hoa Kỳ vào cuối năm 2024 và 131,7% GDP vào năm 2029. Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng từ 28 nghìn tỷ USD vào năm 2021 lên mức chưa từng có là hơn 36 nghìn tỷ USD trong năm nay.
Bên cạnh những lời kêu gọi từ bỏ các hạn chế về ngưỡng vay nợ, ông Trump sẽ thành lập một bộ mới trong chính phủ của mình để tăng cường tính hiệu quả hoạt động, với đứng đầu là tỷ phú Elon Musk, người đã công khai tuyên bố về nguy cơ Hoa Kỳ phá sản do nợ công.
Chính phủ Mỹ đã tạm đóng cửa 21 lần kể từ năm 1976, khi quy trình điều chỉnh ngân sách hiện tại được thiết lập ở nước này, lần shutdown dài nhất xảy ra dưới thời chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên và kéo dài 35 ngày từ cuối năm 2018 sang năm 2019.