Việt Nam nói về khả năng gia nhập BRICS

Tại họp báo ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra bình luận về việc Việt Nam gia nhập BRICS.
Sputnik
Trả lời báo giới về ý định gia nhập BRICS của Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ:
“Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đang và sẽ có những đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế, tổ chức và các diễn đàn đa phương, đóng góp vào hòa bình, phát triển của khu vực cũng như toàn thế giới, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của Việt Nam”.
BRICS là nhóm ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm khoảng 40% dân số toàn cầu và khoảng 25% nền kinh tế toàn cầu.
BRIC trở thành một nhóm chính thức sau cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tại St. Petersburg, Nga, bên lề hội nghị thượng đỉnh G8 Outreach Summit năm 2006.
Hội nghị thượng đỉnh BRIC lần thứ nhất được tổ chức tại Yekaterinburg, Nga vào năm 2009. Nam Phi được các nhà lãnh đạo BRIC khác thừa nhận vào năm 2010, thêm chữ "S" vào nhóm ban đầu.
Indonesia gia nhập BRICS
Ngày 1/1/2024, 5 quốc gia Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã chính thức gia nhập BRICS. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi việc mở rộng BRICS là dấu mốc lịch sử và là điểm khởi đầu mới cho hợp tác BRICS.
Ngày 23 và 24/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Nga.
Thảo luận