“Săn thưởng” từ báo cáo vi phạm giao thông: Không nên là một nghề

"Thợ săn tiền thưởng” nhờ vào việc báo cáo vi phạm giao thông không nên được coi là một nghề "hái ra tiền" do tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật.
Sputnik
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 176/2024 của Chính phủ chính thức có hiệu lực, trong đó có một điểm nổi bật là quy định về việc chi hỗ trợ cho cá nhân và tổ chức cung cấp thông tin về hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trật tự an toàn giao thông.
Theo quy định, người cung cấp thông tin sẽ được nhận thưởng tối đa 10% số tiền xử phạt hành chính thu được, với hạn mức tối đa là 5 triệu đồng cho mỗi vụ việc.
Công an TP Thủ Đức điều tra vụ người đàn ông tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông

Tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật

Chia sẻ với Sputnik, ông Đặng Văn Nam, quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, người dân rất ủng hộ Nghị định 176/2024 của Chính phủ, giúp tình hình giao thông trật tự hơn rất nhiều.

“Ngay khi Nghị định được triển khai, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, nếu người dân nào cũng cầm điện thoại ghi lại lỗi của người khác khi tham gia giao thông thì rất phản cảm. Thậm chí, nhiều người còn nói đây có thể là một nghề mới - nghề săn tiền thưởng", ông Nam trăn trở.

Những phản ánh của ông Nam cũng được các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin. Đây được gọi là hiện tượng "thợ săn tiền thưởng" từ việc báo cáo các vi phạm giao thông.
Sự thật vụ “thanh niên thu 50 triệu do tố giác vi phạm giao thông”
Tuy nhiên, việc này lại tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật. Trao đổi với Sputnik, luật sư Trịnh Ngọc Sơn cho biết:

“Việc người dân cung cấp thông tin vi phạm giao thông cho lực lượng chức năng là điểm mới đáng ghi nhận. Nhưng nếu thông tin cá nhân bị thu thập tuỳ tiện, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người dân, thì là vi phạm pháp luật. Chưa tính đến tình huống một số người lợi dụng AI để dàn dựng, giả mạo để nhận thưởng".

Những nội dung nổi bật trong dự thảo Nghị định mới về xử phạt vi phạm giao thông
Được biết, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc tùy tiện ghi hình người tham gia giao thông, lưu trữ thông tin hình ảnh đó để sử dụng vào các mục đích trái pháp luật.

"Vì vậy mọi người không nên kỳ vọng ra đường ghi hình người vi phạm giao thông, cung cấp cho lực lượng chức năng để có thể nhận thưởng một cách dễ dàng. Đây lại càng không phải là một nghề", luật sư nhấn mạnh.

Cảnh sát giao thông có thể tạm giữ giấy tờ người vi phạm qua app VNeID

Gia tăng xung đột giữa người dân

Ngoài ra, chuyên gia cũng chỉ ra rằng việc khuyến khích "săn lùng" các vi phạm giao thông có thể khiến mọi người tập trung vào những động cơ cá nhân thay vì ý thức chung về trật tự, an toàn giao thông.

"Điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng và xung đột giữa người dân, thay vì nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông", ông Sơn lưu ý.

Việc trả thưởng cho người tố giác vi phạm giao thông sẽ khích lệ người dân tham gia giám sát. Tuy nhiên, cơ chế chi trả tiền cho người cung cấp thông tin, tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung vẫn đang được Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an nghiên cứu.
Quận Hoàn Kiếm sắp cấm ô tô, xe máy xăng gây ô nhiễm

“Cơ quan chức năng cần xây dựng một hệ thống báo cáo vi phạm giao thông rõ ràng, minh bạch và công bằng, thay vì khuyến khích người dân tự phát", luật sư Sơn cho biết.

Chuyên gia trên cũng khuyến cáo người dân không nên tin vào những thông tin nhận thưởng không chính xác về việc nhận thưởng với giá trị lớn trên mạng. Quan trọng nhất vẫn là ý thức tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông, đồng thời cùng với cơ quan chức năng lan tỏa hành động đẹp vì an toàn giao thông.
Thảo luận