Con số này thấp hơn khoảng 3% so với mục tiêu Chính phủ điều chỉnh.
Xét về cơ cấu kỳ hạn, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm sau khi tăng liên tục trong giai đoạn 2013- 2016. Tín dụng trung dài hạn chiếm 53,7% tổng tín dụng (năm 2016 là 55,1%).
Ngoài ra, tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 18,7% (chiếm tỷ trọng khoảng 8,11% tổng tín dụng). Cùng đó, tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng giảm nhẹ, mức tăng đạt 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%).
Đáng chú ý, trong dư nợ cho vay hoạt động dịch vụ khác, cho vay đối với ngành hoạt động làm thuê, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình có mức tăng trưởng mạnh nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, tỷ trọng tăng từ 8,8% (năm 2012) lên khoảng 16,1% năm 2017.
BVSC cho tằng việc tín dụng tiêu dùng tăng trưởng nhanh là tín hiệu tích cực về cầu tiêu dùng hộ gia đình nhưng mặt khác đây là lĩnh vực cho vay khá rủi ro đối với các ngân hàng nên vẫn cần sự theo dõi sát sao của NHNN.
Báo cáo của NFSC cũng nhấn mặc tỷ lệ nợ xấu ở các tổ chức tín dụng, NHTM yếu kém vẫn còn ở mức cao. Tính cho cả năm 2017, hệ thống đã xử lý được khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xâu, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 42,3%, phát mãi tài sản chiếm 2,3%.
Đáng chú ý trong năm qua Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu, cơ bản tháo gỡ được các vướng mắc về pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.
Nguồn: Ttvn.vn