Chuyên gia quân sự Andrei Golovatyuk trong cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý rằng cuộc tấn công này đã gây ra nhiều câu hỏi. Theo lời của Trung Tướng Không lực Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan Karakush, các UAV được sử dụng trong cuộc tấn công vào các căn cứ Nga ở Syria liên quan đến những thiết bị phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.
"Các kết quả phân tích những chiếc máy bay và cách thức sử dụng chúng trên những mẫu vật thu được cho phép chúng ta kết luận: việc xuất hiện các mối đe dọa thực tế gây ra do việc những kẻ khủng bố có thể sử dụng drone ở bất cứ đâu trên thế giới, đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp thích hợp để hóa giải nó," — người phụ trách Phòng chế tạo, phát triển hệ thống UAV trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga Alexander Novikov nói.
Theo ông Novikov, việc phá vỡ âm mưu không kích là nhờ vào các trang thiết bị kỹ thuật tại căn cứ Nga.
Như Novikov đã nói, chuyến bay của các phương tiện không người lái đã được lập trình từ trước. Một trong số các thiết bị này được trang bị máy quay video và được dùng để giám sát và hiệu chỉnh hành động.
Vào đêm 06 tháng 1, các chiến binh đã phát động tấn công căn cứ không quân Hmeymim và điểm phục vụ kỹ thuật — hậu cần hải quân Tartus bằng các thiết bị bay không người lái xuất phát từ phía tây nam khu vực "Idlib". Các UAV bay từ Muazzar, do cái gọi là phe đối lập ôn hòa kiểm soát. Nhóm khủng bố đã sử dụng 13 UAV: 10 chiếc ở Hmeymim và 3 chiếc ở Tartus. Bảy chiếc trong số đó đã bị tổ hợp tên lửa phòng không "Pantsir-S" phá hủy. Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát sáu chiếc: ba chiếc được hạ xuống bên ngoài căn cứ, ba chiếc khác đã phát nổ khi va chạm với mặt đất.
"Có thể thấy rõ "bàn tay" của cơ quan tình báo hoặc quân đội nước ngoài nào đó. Ngoài ra một sự trùng hợp ngẫu nhiên là máy bay do thám của Mỹ quần thảo trên khu vực ngay trước cuộc tấn công. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Chúng tôi hy vọng cuộc điều tra sẽ cho biết ý tưởng của các chiến binh đến từ đâu và những ai đã giúp họ thực hiện", Andrei Golovatyuk nói.
Theo ông, nhiều chi tiết cho thấy những kẻ khủng bố thực sự đã được giúp đỡ bởi một số tổ chức nước ngoài.
"Việc những chiếc drone được sản xuất từ các nguyên liệu có sẵn, có thể dễ dàng mua được — điều này là dễ hiểu. Nhưng phần mềm điều khiển cho một sứ mệnh như vậy là không thể dễ dàng có được. Chất nổ mà các UAV mang theo cũng không dễ kiếm —.. không có nhiều nước sản xuất", Andrei Golovatyuk nhắc nhở.
"Trong khi đó, các máy bay không người lái có khả năng thả bom và đầu đạn thường được sử dụng trong cuộc không kích cũng nằm trong trang bị của quân đội Hoa Kỳ. Một chiếc UAV thông thường mang theo chất nổ có thể tiêu diệt chiếc xe lớn nhất của quân khủng bố. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng ta đang nói về việc sử dụng các máy bay không người lái mạnh hơn nhiều. Có lẽ Trung Quốc hoặc một số nước khác cũng có thể chế tạo ra những UAV như vậy, vấn đề này phải được nghiên cứu cẩn thận. Nhưng có một điều tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng cuộc tấn công này được sử dụng các thiết bị bay không người lái, mà đến bây giờ không có một quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ sử dụng, hay như những chiếc UAV mà Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chỉ có thể thả chất nổ có sức công phá nhỏ".