BOT Sông Phan: Người dân cung cấp tiền lẻ cho tài xế mua vé, chủ đầu tư 'xả trạm'

© Ảnh : Trương Khởi/ZingDự án BOT Cai Lậy đang bị các tài xế phản đối bằng nhiều "chiến thuật" khác nhau.
Dự án BOT Cai Lậy đang bị các tài xế phản đối bằng nhiều chiến thuật khác nhau. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trạm BOT Sông Phan (Bình Thuận) những ngày qua đang lâm vào tình trạng căng thẳng khi các tài xế phản đối giá thu phí quá cao bằng cách dùng tiền lẻ gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền.

Khoảng 15h25 ngày 14/1, tài xế tiếp tục phản đối trạm thu phí Sông Phan bằng tiền lẻ khiến kẹt xe kéo dài hàng km từ hai phía. Sau hơn 1 giờ kẹt xe, BOT Sông Phan mới xả trạm.

Vào thời điểm trên, 2 tài xế điều khiển xe tải vào 2 trạm thu giá của BOT Sông Phan theo hướng nam — bắc dùng tiền lẻ mua vé để kéo dài thời gian giao dịch. Những tài xế cho rằng trạm thu phí này phải miễn vé qua trạm cho những người dân quanh trạm.

© Ảnh : ZingTài xế trả tiền lẻ phản đối trạm thu phí BOT bất hợp lý.
Tài xế trả tiền lẻ phản đối trạm thu phí BOT bất hợp lý. - Sputnik Việt Nam
Tài xế trả tiền lẻ phản đối trạm thu phí BOT bất hợp lý.

Căng thẳng xảy ra khi một số tài xế qua trạm hưởng ứng không trả phí. Có tài xế tông gãy thanh barie, một số tài xế khác đậu xe ngay trạm thu giá và đóng cửa bỏ đi.

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận đã có mặt, điều tiết giao thông. Nhưng vào thời điểm cuối tuần, lượng xe qua trạm quá lớn khiến kẹt xe kéo dài hàng km. Nhiều hành khách phải rời xe xuống đường, báo Zing.vn đưa tin.

Trao đổi với Vnexpress, anh Ngô Sơn chạy xe chở thanh long cho biết: "Chở hàng giá thấp, mà qua lại thường xuyên thu phí cao quá, đâu có doanh thu bao nhiêu đâu. Lỗ không à, trạm thu phí ăn hết. Một năm tới ba mươi mấy triệu, cộng với cước phí đường bộ nữa, tổng cộng gần 40 triệu. Tiền đâu mà chúng tôi sống".

Sau 45 phút, trước áp lực của tài xế và người dân địa phương, trạm BOT Sông Phan đã cho xả trạm. Do lượng xe ùn tắc quá đông trong chiều chủ nhật, nên sau khi xả trạm, các phương tiện di chuyển chậm chạp trên tuyến Bắc — Nam.

Đến hơn 17h, nhiều CSGT, cảnh sát cơ động có mặt hiện trường cùng các lực lượng chức năng phân luồng giao thông, ổn định tình hình.

© Ảnh : Việt TườngĐến ngày 22/8, BOT Cai Lậy vẫn chưa thu phí trở lại.
Đến ngày 22/8, BOT Cai Lậy vẫn chưa thu phí trở lại. - Sputnik Việt Nam
Đến ngày 22/8, BOT Cai Lậy vẫn chưa thu phí trở lại.

Đến khoảng 20h cùng ngày, vụ việc lên đỉnh điểm khi người dân mang tiền lẻ đưa cho giới tài xế chạy đường dài để mua vé qua trạm. Nhiều tài xế cho xe chạy chậm, khi đến trạm thì đưa tiền lẻ.

Ùn tắc bắt đầu kéo dài, chủ đầu tư không bán vé cũng không cho xả trạm. Nhiều tài xế phản ứng dữ dội, yêu cầu phải xả trạm nếu không bán vé.

Gần 30 phút giằng co qua lại, chủ đầu tư mới xả trạm. Người dân đứng hai bên đường mỗi lúc mỗi đông, hô lớn, theo báo Tuổi Trẻ.

BOT Sông Phan thu phí cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 dài 113 km từ Đồng Nai đến TP Phan Thiết với kinh phí trên 2.000 tỷ đồng. Dự án do Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư. Trạm bắt đầu thu phí đầu năm 2015, giá vé 35.000 — 180.000 đồng, thời gian thu hơn 22 năm.

Hơn 6 tháng trước, tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị giảm vé đối với các chủ ôtô tại địa phương vì họ chỉ đi vài km nhưng phải đóng phí cả tuyến là bất hợp lý.

Trong ngày và tối qua, nhiều tài xế cũng dàn ôtô, không chịu mua vé để phản đối trạm BOT Sông Phan, buộc chủ đầu tư phải liên tiếp xả trạm. Hồi tuần trước, lãnh đạo BOT Sông Phan đã đối thoại với người dân địa phương, hứa đề xuất với Bộ Giao thông giảm giá vé.

Hôm 9/1, Bộ đã đồng ý giảm 50% giá vé cho các chủ xe có hộ khẩu xã Hàm Minh và Hàm Cường (trong bán kính 5 km quanh trạm) không kinh doanh. Đối với những xe kinh doanh giảm 40%, riêng xe buýt được miễn phí. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn không đồng ý, họ muốn được miễn phí hoàn toàn.

Nguồn: ngaynay

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала