Câu chuyện về triển vọng Mỹ phái hàng không mẫu hạm đến Việt Nam đã được bàn thảo từ tháng năm 2017, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Mỹ và gặp Tổng thống Donald Trump. Các cuộc đàm phán về vấn đề này được tiếp nối khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch gặp người đồng cấp Mattis tại Washington hồi tháng 8 năm 2017. Và gần đây nhất, khi ông Mattis đến thăm Việt Nam, kế hoạch này đã được chính thức thông qua.
Theo ý kiến của ông Li Jiangang, chuyến công du của bộ trưởng Mattis đến Đông Nam Á cho thấy Hoa Kỳ có kế hoạch trở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chiến lược khu vực Ấn Độ —Thái Bình Dương mà Trump không mệt mỏi thúc đẩy trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo APEC tại Đà Nẵng hồi tháng 11 năm ngoái, đến nay dường như chỉ mới nằm trong "tầm nhìn chiến lược".
"Việt Nam thấy rõ rằng mình chỉ là con tốt trong chiến lược khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương của Mỹ" — Li Jiangang nói.
Mặc dù Mattis được chào đón nồng nhiệt tại Việt Nam, ông ta có cuộc gặp với Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, sự "thờ ơ" của báo chí Việt Nam trong chuyến thăm cho thấy rằng sự kiện này chỉ mang tính tượng trưng, bài báo cho biết.
Trong những năm gần đây, hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã không vượt ra ngoài khuôn khổ các cuộc bàn thảo lớn. Tuy nhiên, sau Đại hội 12 của ĐCSVN vào năm 2016, lãnh đạo đất nước bắt đầu tuân thủ cách tiếp cận ngoại giao mềm dẻo và linh hoạt hơn. Giống như Philippines đã làm sau phán quyết tòa trọng tài về biển Đông, Việt Nam không thay đổi thái độ của mình đối với Trung Quốc, nhưng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh về các vấn đề tranh chấp ở cấp độ nhóm làm việc và ở cấp chính thức cao nhất, chuyên gia nói tiếp.
Ông Li Jiangang cho rằng "Rõ ràng, Việt Nam không hướng tới phê duyệt kế hoạch sâu rộng của Mỹ để gây nguy hại cho tình hình hòa bình trong khu vực". Chuyên gia của Global Times cho rằng hợp tác quân sự sẽ không đưa Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang đi theo con đường độc lập quân sự và tuân thủ nguyên tắc "ba không". Bằng cách như vậy, Việt Nam không muốn bị Mỹ gây áp lực trong vấn đề an ninh.
Mỹ sẽ không từ bỏ nỗ lực sử dụng khẩu hiệu dân chủ và nhân quyền để kích động "cuộc cách mạng màu" ở Việt Nam. Việt Nam hiểu rõ điều này và sẽ không trở thành chư hầu của Hoa Kỳ, — tác giả bài viết kết luận.