Trong bài bình luận cho Sputnik, Phó Giám đốc Viện Á- Phi thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva Andrei Karneev viết:
Theo ông Jian Xingchao, rất nhiều chi tiết còn đang dược thảo luận, nhưng cả hai bên Trung Quốc và Việt Nam đều có chung ước muốn đó. Như dự định, trạm kiểm soát đầu tiên sẽ được thành lập tại cửa khẩu biên giới Dongxing — Móng Cái. Trên biên giới sẽ tạo ra các khu trung lập, trong đó các viên chức hải quan và bộ đội biên phòng của Trung Quốc và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau. Sau đó sẽ thành lập trạm kiểm soát thứ hai tại cửa khẩu biên giới "Hữu nghị" (gần thị xã Bằng Tường của Trung Quốc và thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam).
Việc thành lập các trạm kiểm soát hoạt động theo mô hình mới trên biên giới với Việt Nam sẽ là một bước quan trọng trong quá trình thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, mà mối quan hệ này từng nhuốm màu ảm đạm và có lịch sử phức tạp, ngoài ra các nước này đang lo ngại về sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc. Việc tăng cường sự tin cậy trên biên giới sẽ tác động tích cực đến thương mại giữa hai quốc gia, cũng như đến tình hình an ninh trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đang thực hiện dự án "Một vành đai, Một con đường", vì thế sự ủng hộ của tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hết sức quan trọng đối với Bắc Kinh bởi vì dự án được xem xét như phần đóng góp của Trung Quốc vào sự phát triển chung của khu vực.
Xét theo mọi việc, mối quan hệ Trung-Việt có chuyển biến nhanh chóng từ lạnh nhạt trở nên ấm áp hơn do thực tế rằng, ban lãnh đạo Trung Quốc đã phân tích một cách cẩn thận những bài học của vụ việc trên cao nguyên Doklam, nơi tiếp giáp với ngã ba biên giới giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Khi đó Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi suýt nữa có thể hủy chuyến thăm Trung Quốc đến dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hàng Châu. Vụ việc đó cho thấy tầm quan trọng của các kênh liên lạc thường xuyên giữa các bên trong tình huống phưc tạp xung quanh các tranh chấp lãnh thổ kéo dài. Rõ ràng là, thậm chí nếu không có xung đột đó, Trung Quốc không muốn kéo dài căng thẳng trong mối quan hệ với Việt Nam, dù mối quan hệ song phương còn chịu tác động từ những tình huống phức tạp về mặt lịch sử. Tuy nhiên, như các nhà phân tích khu vực lưu ý, đường tới việc khôi phục hoàn toàn sự tin cậy giữa hai nước láng giềng vẫn còn xa. Đặc biệt là, Bắc Kinh không hài lòng với việc Việt Nam đang tăng cường sự hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh. Ngoài ra, cuộc tranh chấp ở Biển Đông vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù quá trình bình thường hóa tình hình trên biên giới đất liền không liên quan trực tiếp đến vấn đề đó, nhưng, chắc chắn góp phần quan trọng cho việc tạo ra tình hình ổn định hơn trong mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng.