Kể từ Chiến tranh Lạnh, dân chúng khu vực nghi ngờ Washington về việc triển khai bí mật vũ khí hạt nhân và phá hoại môi trường. Các nhà khoa học Bồ Đào Nha chia sẻ với Ruptly, sự ô nhiễm đất dẫn tới bùng nổ căn bệnh chết người không thể do nguyên nhân tự nhiên gây ra.
Người dân Bồ Đào Nha khăng khăng đòi điều tra. Bị báo động bởi tỷ lệ tử vong cao trong số quân nhân đồn trú tại Terceira, trong những năm 1990 đã gửi một ủy ban đặc biệt tới đó. Tuy nhiên, kết quả công việc của ủy ban đã được giữ bí mật một cách nghiêm ngặt.
"Hoa Kỳ phải bồi thường cho chúng tôi"
Trên hòn đảo Bồ Đào Nha, cơ quan Ruptly đã phải vấp phải sự thù địch sâu sắc của người dân địa phương đối với lính Mỹ. "Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ nói: "Đất nước của tôi là trên hết". "America First", nhưng ở đây, tại Azores, hòn đảo này là trên hết, và chỉ sau đómới đến Mỹ," — cựu thị trưởng thành phố Praia da Vitoria trên đảo Terceira, ông Carlos Lima giải thích. Nhà hoạt động dân sự địa phương Markush Fagundesh muốn buộc Washington phải bồi thường.
"Vấn đề là có, không nghi ngờ gì nữa rằng nguyên nhân là do căn cứ không quân của Mỹ gây ra, vì vậy Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm và họ phải bồi thường thiệt hại cho chúng tôi", — ông Fagundush nói và có ý định đưa vấn đề này ra thảo luận trong Quốc hội Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, việc thiếu một khung pháp lý cản trở kế hoạch về tiến hành một cuộc điều tra lớn. Mặc dù tại Terceira đã ghi nhận mức vượt quá 50 lần tiêu chuẩn về ô nhiễm, Bồ Đào Nha không có luật môi trường cho phép bắt đầu quá trình điều tra.
Cựu thị trưởng Lima chỉ tay về phía Đồi Trọc — đồi tự nhiên đã trở thành biểu tượng các vấn đề môi trường. Nhiều năm qua, nông dân địa phương đã gieo trồng trên sườn dốc của đồi này, nhưng không có được kết quả nhỏ nhất.
"Hãy thử hình dung về mảnh đất màu mỡ của chúng tôi. Thông thường, gieo bất kể thứ gì lên đây cũng mọc rất tươi tốt. Nhưng bây giờ không còn như thế nữa. Giống như thể có ai đó đốt cháy mùa màng…", — ông Lima nói. Trong vùng lân cận Đồi Trọc là phần còn lại của căn cứ quân sự Hoa Kỳ.
Ở đây không ai tin rằng sự gia tăng bệnh tật ở Terceira chỉ là một tai họa tự nhiên.
"Dân ở đây vẫn gen đó, văn hóa đó, thói quen ăn uống đó, cũng như tại các địa phương Bồ Đào Nha khác. Khác biệt duy nhất là tình trạng ô nhiễm từ căn cứ Mỹ tại Lajes," — nói giáo sư Norbert Messiash tại Trường đại học y khoa cao cấp Lisbon nói.
Chống Cộng sản trên quần đảo Azores
Căn cứ không quân Mỹ trên Terceira được thành lập từ trước Chiến tranh Lạnh như một điểm tiếp nhiên liệu cho máy bay Mỹ bay tới châu Âu. Do không có hệ thống làm sạch, nhiên liệu khí tràn ra ngấm vào lòng đất của đảo, gây ra ô nhiễm quy mô lớn.
Tuy nhiên, nhiều người Bồ Đào Nha cho rằng Hoa Kỳ không chỉ giới hạn trong vấn đề hậu cần. Washington đã xây dựng kế hoạch cho các hoạt động khẩn cấp trong trường hợp của Liên Xô tiến vào Tây Âu. Và Azores được coi là có tầm quan trọng chiến lược trong việc ngăn chặn mối đe dọa cộng sản.
Nhà báo điều tra Bồ Đào Nha Nuno Simash cho rằng các nhà chức trách Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận bí mật với chính phủ Bồ Đào Nha về việc triển khai đầu đạn hạt nhân trên đảo. Điều này giải thích hành động của người Mỹ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Năm 1994 căn cứ Lajesh chính thức đóng cửa, mặc dù nhu cầu tiếp nhiên liệu máy bay vẫn còn duy trì.
Chiến tranh Việt Nam
Hoa Kỳ cũng gây ra những hậu quả bi thảm không thể khắc phục tại Việt Nam, thời chiến tranh Việt Nam đã phun chất diệt cỏ "chất độc da cam" độc hại để phát hiện nơi triển khai quân đội miền Bắc Việt Nam.
Hậu quả của việc sử dụng chất độc da cam là các rối loạn tinh thần và thể chất nghiêm trọng trong nhiều thế hệ đối với những người lọt vào vùng bị phun chất độc diệt cỏ.
Với ảnh hưởng của chất làm rụng lá, bệnh ung thư đường hô hấp có liên quan đến cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ, cũng như các dị tật bẩm sinh ở con cái của họ.
Vụ phun thuốc diệt cỏ màu da cam lần cuối cùng xảy ra năm 1971 và thậm chí sau đó rất lâu, hóa chất tiếp tục tác động lên con người.
Theo Hiệp hội các nạn nhân chất độc da cam / dioxin Việt Nam (VAVA), hơn 4.8 triệu người Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi chất hoá học, và hơn 3 triệu người trong số họ bị bệnh hiểm nghèo.