Họ bình luận như vậy về thông tin "bầu không khí sợ hãi" mà Bloomberg đưa ra, nhấn mạnh các vấn đề an ninh nghiêm trọng trong khu vực dự án hàng đầu của Trung Quốc tại Pakistan. Phóng sự của hãng này được đăng lại trên các phương tiện truyền thông Hồng Kông và Singapore.
Dọc theo hành lang và xung quanh cảng Gwadar "quả thực, đôi khi xảy ra tình huống phức tạp, nhưng chỉ là đôi khi thôi", chuyên gia Sergei Kamenev ở Viện Nghiên cứu phương Đông, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Sputnik. Chuyên gia cho biết, căng thẳng không chỉ liên quan đến một số phần tử chính trị, ví dụ như các cuộc đột kích của những người ly khai từ Balochistan.
"Có những cuộc đột kích của các phần tử hình sự, bất hảo như ở bất kỳ nước nào, kể cả Pakistan. Tuy nhiên, không thể coi những chuyện như vậy là trò chơi chính trị lớn nào đó đang được tiến hành. Tất nhiên, một số hoạt động nhất định được thực hiện ở Pakistan nhằm chống phá các nhà chức trách trung ương ở Islamabad, chống phá Bắc Kinh. Nhưng đó là hoạt động thứ yếu so với mức độ an ninh bình thường, chỉ gây ra thiệt hại ở mức độ trộm cắp trên công trường, hoặc tham nhũng. Có vấn đề an ninh dọc theo hành lang và xung quanh cảng, nhưng trong mọi trường hợp không thể nói về khả năng thất bại của dự án, hoặc trở ngại nghiêm trọng cho việc xây dựng."
Ông Liu Ying, chuyên gia từ Đại học Nhân dân Bắc Kinh cũng không coi vấn đề an ninh là trở ngại cho việc thực hiện dự án Trung Quốc-Pakistan:
"Với việc mở rộng ngoại giao kinh tế, Bắc Kinh đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng đối với hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc, cũng như sự an toàn của công dân nước này ở nước ngoài. Tuy nhiên, điều này không phải là trở ngại cho việc tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc đã tăng số tiền cam kết đầu tư vào hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan từ 55 tỷ USD lên đến 67 tỷ USD. Và trong tháng Năm, Bắc Kinh sẽ đầu tư thêm 1,2 tỉ USD để mở rộng cảng Gwadar. Đây là tín hiệu bổ sung hướng tới các đối tác Pakistan và những người chỉ trích con đường tơ lụa sang Ấn Độ, cũng như đối thủ chính trị ở phương Tây về khả năng thương mại của cảng biển nước sâu."
"Cảng sẽ phát triển mà không có những trở ngại nghiêm trọng. Người Trung Quốc rất quan tâm đến dự án cảng Gwadar, tôi cũng như nhiều chuyên gia Ấn Độ và Mỹ không loại trừ là tại đây có thể xuất hiện một căn cứ hải quân ở Trung Quốc trong tương lai. Tàu của Hải quân Trung Quốc đã được phái đến đó. Không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia Trung Quốc nạo vét đáy sâu cách mặt đất 17 mét."
Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan mở đường cho Trung Quốc ra Biển Ả-rập. Và cảng Gwadar ngày càng được so sánh với cảng ở Djibouti, nơi mà ngày 1 tháng 8 năm ngoái Trung Quốc đã khai trương căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài. Đây là hai con chủ bài giúp Trung Quốc tự tin vào cuộc chiến nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình ở Nam Á và Trung Đông".