Tàu Mỹ Carl Vinson tới Đà Nẵng- Chính sách cân bằng khôn ngoan của Việt Nam

© REUTERS / Sean M. Castellano/Courtesy U.S. NavyThe U.S. aircraft carrier USS Carl Vinson transits the Sunda Strait, Indonesia on April 15, 2017. Picture taken on April 15, 2017
The U.S. aircraft carrier USS Carl Vinson transits the Sunda Strait, Indonesia on April 15, 2017. Picture taken on April 15, 2017 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 5/3, USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng trở thành tàu sân bay Mỹ đầu tiên tới Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc.

Chính sách cân bằng của Việt Nam

Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng ngày 5/3 là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Nhận định việc nhóm chiến hạm Mỹ xuất hiện trong khu vực, giới chuyên gia cho rằng Mỹ muốn nhằm vào Trung Quốc trong bối cảnh có những tranh cãi và căng thẳng về chủ quyền trên Biển Đông.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Đội tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson (CVN 70) đã đến Đà Nẵng

Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ John Kirby cho rằng, USS Carl Vinson tới Việt Nam mang theo thông điệp rõ ràng.

"Đó là thông điệp với Việt Nam rằng Mỹ quan tâm nhiều như thế nào tới mối quan hệ giữa hai nước. Thông điệp với Trung Quốc và lớn hơn là thông điệp tới toàn khu vực Thái Bình Dương rằng Mỹ hiện diện quân sự ở đây và sẽ luôn ở đây", ông John Kirby nói.

Truyền thông Mỹ dẫn những phân tích về quân sự và ngoại giao cũng đưa ra nhìn nhận như vậy. Tuy nhiên, có những ý kiến chuyên gia tại chính Trung Quốc lại đánh giá chính sách cân bằng của Việt Nam.

Посмотреть эту публикацию в Instagram

Публикация от Sputnik Việt Nam (@sputnik_vietnam)

Trong nhiều tháng qua cho đến thời điểm này, thông qua các kênh ngoại giao và quân sự, Việt Nam vẫn đảm bảo với nước láng giềng lớn Trung Quốc về chuyến thăm ngày 5/3 của Carl Vinson. Hãng tin Reuters của Anh viết, các nhà lãnh đạo Việt Nam thể hiện rõ ràng chính sách ngoại giao độc lập và mong muốn có quan hệ ngoại giao rộng lớn, đồng thời duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc, cũng như giải quyết hòa bình những tranh chấp trên Biển Đông.

Một số nhà bình luận Trung Quốc đã viện cớ sự hiện diện của Carl Vinson để yêu cầu Trung Quốc cũng tăng cường hiện diện quân sự, song động thái phản ứng của chính phủ Trung Quốc lại khá "yên lặng".

Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Cán bộ Việt Nam đã ra thăm tàu sân bay Mỹ từ năm 2009
Reuters cũng dẫn phát biểu hồi tháng 1 vừa qua của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói rằng, Trung Quốc không phản đối chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Đà Nẵng, miễn là những sự hợp tác đó có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực.

Trong khi đó, chuyên gia về an ninh lục địa Zhang Baohui tại Đại học Lingnan ở Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng, Bắc Kinh không sợ hãi trước chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam một phần là vì chính sách ngoại giao thành công của Việt Nam.

"Bắc Kinh hiểu rõ hơn chính sách cân bằng của Việt Nam hiện nay", ông Zhang Baohiu nhận định.

Phía Mỹ đến nay vẫn công khai khẳng định chuyến thăm của USS Carl Vinson, với đội ngũ khoảng 5.000 thủy thủ và phi công là chuyến thăm lịch sử và là cơ hội lịch sử để thúc đẩy xây dựng quan hệ hữu nghị với Việt Nam.

Chính sách xoay trục châu Á của Mỹ

Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
“Ngoại giao tàu sân bay”: Xu hướng hợp tác quốc phòng mới giữa Việt Nam và Mỹ?
Hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) Carl Vinson dự kiến neo đậu cách cảng Đà Nẵng khoảng 2 hải lý. Đây là chuyến thăm lịch sử và kéo dài trong năm ngày của nhóm chiến hạm Mỹ tới Việt Nam.

Theo kế hoạch, chuyến thăm cũng bao gồm các hoạt động giao lưu văn hóa, ẩm thực và các hoạt động thể thao giữa lực lượng hải quân Mỹ và Việt Nam. Các binh sĩ Mỹ dự kiến tới thăm một Trung tâm chăm sóc các nhạn nhân chất độc gia cam- chất hóa học mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Chuyến thăm của Carl Vinson mang tính biểu tượng mạnh mẽ về sự phát triển quan hệ chiến lược giữa hai nước từng đối đầu hai bên bờ chiến tuyến. Các mối quan hệ quân sự Mỹ-Việt Nam được xây dựng từ năm 2016, khi chính quyền của cựu Tổng Thống Barack Obama thời điểm đó tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí đã kéo dài hàng thập kỷ qua.

Từ trước đó 5 năm, Mỹ đã bắt đầu công khai chính sách xoay trục châu Á. Chiến lược "Xoay trục" là một nỗ lực nhằm đề cao vị trí của châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược này chủ yếu là để tăng cường quan hệ của Mỹ với châu Á, không phải để ngăn chặn Trung Quốc. Song chiến lược này cũng là để nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ không rút lui khỏi châu Á.

An F/A-18E Super Hornet lands on the flight deck of the U.S. Navy aircraft carrier USS Carl Vinson as the Ticonderoga-class guided-missile cruiser USS Lake Champlain (L) and the Arleigh Burke-class guided-missile destroyer USS Wayne E. Meyer transit the western Pacific Ocean May 3, 2017. - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng: Hoa Kỳ muốn hiện diện sức mạnh ở Việt Nam?
Đến thời Tổng thống Donal Trump, Mỹ tuyên bố chấm dứt chính sách tái cân bằng ở châu Á, động thái có thể nhằm xóa bỏ di sản "Xoay trục" của người tiền nhiệm Obama. Tuy nhiên, chính quyền Donald Trump vẫn duy trì mức độ quan tâm tới khu vực này.

Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump tới Đà Nẵng, tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017 và sau đó tới thủ đô Hà Nội chính thức thăm Việt Nam. Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam trong tháng 1/2018, đặt nền móng cho chuyến thăm lịch sử của Carl Vinson.

Có thể thấy, Mỹ vẫn đang duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam.

Với khu vực Đông Nam Á, Mỹ đã hiện diện quân sự tại khu vực này từ rất lâu rồi. Một phần lý do mà Mỹ nêu ra là đảm bảo tuyến vận tải biển qua Biền Đông, với giá trị giao thương 5.000 tỷ USD mỗi năm.

Điều có thể chắc chắn là cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump và người tiền nhiệm Obama đều không muốn từ bỏ sự hiện diện quân sự nhằm đảm bảo sự "tự do hàng hải" này.

Nguồn: VOV

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала