Lý do bất ngờ Bộ trưởng Tiến xin rút danh sách GS

© Ảnh : TTOBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Tiến đã có đơn xin rút khỏi danh sách phong hàm giáo sư vì hiện bà đã có chức danh giáo sư thỉnh giảng của Đại học Oxford.

Theo kết quả rà soát 94 ứng viên giáo sư, phó giáo sư phải để lại hồ sơ do có đơn thư khiếu nại, tố cáo và còn chưa đầy đủ minh chứng, hồ sơ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nằm trong số các hồ sơ không xét tiếp trong đợt này.

Nguyễn Thị Kim Tiến - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn công nhận giáo sư

Trong hồ sơ phong xét giáo sư của Bộ trưởng Tiến có ghi bà tham gia đào tạo 3 tiến sĩ, 4 thạc sĩ đã lấy bằng và hiện đang đào tạo 3 nghiên cứu sinh. Bà còn tham gia giảng dạy tại và kiêm chủ nhiệm 2 bộ môn tại trường ĐH Y Dược TP.HCM, giảng dạy tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Giải thích lý do Bộ trưởng Tiến có giảng dạy tại Viện và hai trường đại học lớn mà lại không có tên trong danh sách giáo sư đợt này, GS.TS.TTND Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, Bộ trưởng Tiến đã có đơn xin rút không xem xét tiếp vì hiện bà đã có chức danh giáo sư thỉnh giảng của trường Đại học Oxford của Anh quốc.

Việc này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao khi một số ứng viên rút để tập trung vào công tác quản lý.

Cũng theo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh không phải cứ đứng lớp dạy như kiểu phổ thông mà có hình thức dạy rất linh hoạt. Đối với giảng dạy nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện, Bộ trưởng Tiến khi thì giảng dạy cho nghiên cứu sinh tại Viện, tại trường hoặc tại các cơ sở y tế.

"Bây giờ khoa học tiến bộ, không phải cứ lên lớp mới là giảng dạy. Chúng tôi đã từng học Phân tích thống kê qua màn hình trực tuyến do GS Jonathan Haughton từ Viện Beacon Hill từ Mỹ giảng, hoặc tôi biết GS Ngô Bảo Châu giảng cho sinh viên giữa Mỹ và Pháp hiện nay cũng qua màn hình trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Tiến 'xin rút' hay 'bị loại' khỏi danh sách Giáo sư?
Ngày xưa, GS Tôn Thất Tùng cũng chủ yếu giảng trong bệnh viện, trong các giờ thực hành qua động tác mổ của ông, còn thời gian đứng trên lớp may ra cả năm sinh viên được nghe ông giảng bài đại cương.

Điều này cũng tương tự với GS Đỗ Xuân Hợp, GS Hoàng Đình Cầu, GS Nguyễn Trinh Cơ…, các thầy vẫn thường chỉ giảng bài đầu tiên của bộ môn khi chúng tôi học tập tại Đại học Y Hà Nội", GS.TS.TTND Lê Danh Tuyên dẫn chứng.

GS Tuyên khẳng định, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến rất xứng đáng được phong hàm giáo sư. Minh chứng cho điều này, ông dẫn ngay hồ sơ của Bộ trưởng Tiến:

"Bà được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh, được Đại học Oxford của Anh mời thỉnh giảng 2 nhiệm kỳ. Tháng 10/2013, bà được Đại học Oxford trao chức danh giáo sư thỉnh giảng nhiệm kỳ 3 năm, mặc dù họ biết rõ bà làm công tác quản lý (Bộ trưởng) nhưng vẫn mời làm giáo sư thỉnh giảng. Việc các nhà quản lý tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy cũng chưa có điều luật nào không cho phép.

Ở Việt Nam chưa có nhà khoa học nào được nhận thỉnh giảng hai kỳ tại đại học danh tiếng, thuộc top 10 thế giới như Đại học Oxford (chính xác là đúng thứ 6 thế giới năm 2018).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - Sputnik Việt Nam
Vụ Bộ trưởng Tiến bị khiếu nại về đạo đức sẽ giải quyết như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có thể trao đổi trực tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, điều này rất ít các giáo sư Việt Nam làm được. Đây là điểm cộng chứng tỏ năng lực của Bộ trưởng Tiến. 

Các công trình nghiên cứu khoa học của Bộ trưởng Tiến đều được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín, nhiều giáo sư khác cũng không bằng", GS Tuyên cho biết.

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, một nhà khoa học nữ ngành y mang lại vinh dự cho Việt Nam mà lại không phong giáo sư thì quả là đáng tiếc.

Có 2 loại giáo sư: giáo sư nghiên cứu và giáo sư giảng dạy. Giáo sư giảng dạy vẫn phải nghiên cứu và giáo sư nghiên cứu vẫn phải giảng dạy. Tuy nhiên, giáo sư giảng dạy phải giảng dạy nhiều hơn, còn giáo sư nghiên cứu chỉ cần giảng dạy ít thôi vì giảng dạy là việc cử nhân cũng làm được, đem kiến thức trong giáo trình đi truyền bá cho người khác

Nguyễn Thị Kim Tiến - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Rà soát hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
Đáng ra đối với Bộ trưởng Tiến, chỉ cần có giảng quốc tế ở Đại học Oxford là đủ. GS Ngô Bảo Châu không giảng ở Việt Nam mà giảng quốc tế, được đặc cách phong hàm giáo sư.

Trong hồ sơ phong xét giáo sư của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rằng: Tham gia đào tạo 3 tiến sĩ, 4 thạc sĩ đã lấy bằng và đang đào tạo 3 nghiên cứu sinh. Bà còn tham gia giảng dạy tại trường ĐH Y dược TP.HCM, kiêm chủ nhiệm 2 bộ môn, giảng dạy tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Ngoài ra, người đứng đầu ngành y tế cũng thỉnh giảng 2 nhiệm kỳ của ĐH Oxford, Anh và tháng 10/2013, được ĐH Oxford trao chức danh Giáo sư thỉnh giảng nhiệm kỳ 3 năm. Khi đó, bà là người Việt Nam đầu tiên được nhận chức danh trên từ ngôi trường nổi tiếng thế giới này.

Về sách, hiện Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 2 cuốn chuyên khảo, 3 giáo trình, 3 sách tham khảo và 2 sách hướng dẫn. Về nghiên cứu khoa học, bà Tiến chủ trì 2 đề tài cấp Nhà nước, có 6 đề tài cấp bộ đã nghiệm thu cùng 15 đề tài cấp cơ sở.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала