Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Nhìn lại sau hai năm: Ai hưởng lợi từ phán quyết của Tòa Hague về Luật biển?

© Flickr / stratmanBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các chuyên gia Nga thấy có những vấn đề gì ở Biển Đông hai năm sau phán quyết của Tòa án Hague về Luật biển xử đơn kiện của Philippines chống Trung Quốc?

Đây là chủ đề tập hợp các nhà sử học và chuyên gia chính trị học hàng đầu trong hội nghị tại Viện Phương Đông Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga ở Matxcơva  ngày 11 tháng 5. Các chuyên gia nhất trí với khái quát rằng đà phát triển nhanh chóng của các sự kiện gắn với tình hình xung đột ở Biển Đông đòi hỏi phải theo dõi và phân tích thường xuyên. 

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia: Biển Đông sau phán quyết PCA, luật chơi mới và những cơn sóng ngầm
Chuyên viên nghiên cứu gạo cội của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) Grigory Lokshin nhắc rằng Trung Quốc đã phản bác quyết định của Tòa án Hague. Phán quyết xác định: tất cả cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc tại Biển Đông là không hợp lệ và tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với 80-90% lãnh hải Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.

Sau đó, dư luận đã chờ đợi sẽ gia tăng căng thẳng trong khu vực một cách đáng kể. Tuy nhiên, Trung Quốc đã khôn khéo đi theo con đường khác. Bắt đầu cái gọi là "ngoại giao nụ cười", đầu tiên đạt đến chỗ không chỉ lập trường của Philippines về tranh chấp lãnh thổ đã thay đổi hoàn toàn, mà cả những nước ASEAN khác tham gia xung đột cũng nêu lập trường ôn hòa hơn. Họ chuyển sang giải quyết bất đồng với Trung Quốc trên cơ sở song phương, mà đó lại chính là những gì Bắc Kinh đã tìm kiếm ngay từ trước phiên xét xử ở Hague. Cụ thể, Việt Nam đóng cửa hàng loạt dự án có sự tham gia của nước ngoài về khai thác dầu khí trong khu kinh tế của mình, nơi mà Bắc Kinh cũng tuyên bố tham vọng. Tuy nhiên, như  thường thấy trong cách hành xử Bắc Kinh, "ngoại giao nụ cười" đã thay thế bằng những động thái rắn làm bùng phát căng thẳng. Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo,  triển khai tại đó loạt máy bay quân sự, tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không. Tình trạng này tạo ra mối đe dọa rất nghiêm trọng cho bình ổn  và an ninh trong khu vực. Trong tương quan đó, — nhà khoa học chính trị Nga nhấn mạnh, — gần đây Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có tuyên bố hoàn toàn hợp pháp và chính đáng, đòi Trung Quốc giải tỏa các rạn san hô và đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mỹ cảnh báo những hệ lụy việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông
Chuyên gia Pavel Gudev, nghiên cứu viên cao cấp từ Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ của Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét: Đây cũng là lúc Hoa Kỳ cố gắng củng cố vị thế của mình trong khu vực ở mức độ lớn.

Viện dẫn phán quyết của Tòa án Hague, Washington đưa hạm đội quân sự Mỹ vào hoạt động thường xuyên hơn ở Biển Đông, kể cả ở những khu vực mà Bắc Kinh coi là lãnh hải thuộc Trung Quốc.  Từ sau phán quyết của Tòa, Hoa Kỳ đã tám lần tiến hành cái mà họ gọi là "hoạt động đảm bảo tự do hàng hải", trong đó tàu chiến Mỹ đi qua sát gần các rạn san hô và các đảo hiện Trung Quốc đang chiếm giữ. Dễ thấy là xung đột khu vực ở Biển Đông ngày càng đe dọa biến thành xung đột toàn cầu, chí ít cũng là xung đột Mỹ-Trung.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam - Philippines trao đổi về tình hình Biển Đông
Phân tích chính sách của Nga trong tình hình xung quanh Biển Đông là đề tài báo cáo của  GS Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia  và châu Đại Dương của Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga). GS Mosyakov nhận xét rằng, đối với tình huống xung đột ở khu vực này, Matxcơva đã có chính sách thành công và hiệu quả bởi dựa trên thái độ khách quan tính đến lợi ích của tất cả các bên xung đột cũng như lợi ích riêng của nước Nga.

Xu thế như vậy, — GS Mosyakov nói — đã tồn tại từ đầu thế kỷ cho đến khi có chính sách áp đặt cấm vận trừng phạt của phương Tây chống Nga. Có ấn tượng rằng, khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi, Matxcơva đã xoay trục, chuyển sang tăng cường quan hệ với phương Đông, điều chỉnh chính sách của mình, mà tính đến trước hết là quan tâm quyền lợi của Trung Quốc. Và, tương ứng, Nga ngày càng tích cực liên kết ở phương Đông không phải như một lực lượng độc lập, mà có phần khá phụ thuộc vào Trung Quốc. "Tôi cho rằng cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại của chúng ta cần xác định rõ khuôn khổ,  xác định rõ những lĩnh vực mà Nga và Trung Quốc có thể hành động cùng nhau, những lĩnh vực nào là thuần túy lợi ích Nga hoặc thuần túy là lợi ích Trung Quốc. Mục tiêu trong chính sách của  Nga là tìm ra đường lối hợp lý mà thực thì sẽ có lợi cho tất cả các bên trong cuộc xung đột, cũng như cho chính nước Nga", — GS Dmitry Mosyakov nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала