Theo thông tin có được, khối lượng vật tư vũ khí Liên Xô cung cấp cho các nước Ả Rập trong giai đoạn 1966-1970 là xấp xỉ 3,2 tỷ USD. Cũng có bằng chứng cho thấy sau này, trong giai đoạn 1983-1990, CCCP cung cấp vũ khí trị giá hơn 55 tỷ USD cho các nước Ả Rập. Trong số này, Iraq được viện trợ khoảng 24 tỷ USD, và Syria — 11 tỷ USD.
"Viện trợ của Liên Xô dành cho Syria là rất lớn, — trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Syria Hassan al-Khoury cho biết: — Damascus không thể đối đầu với Israel mà không có sự giúp đỡ của Moskva. Syria nhận được vũ khí hiện đại nhất và được Liên Xô viện trợ miễn phí. Liên Xô luôn luôn muốn có quan hệ tốt với Syria. Về phần mình, Damascus cũng không phản đối mối quan hệ như vậy."
"Với Iraq, Moskva đã hợp tác tích cực của từ khi chế độ quân chủ ở đó chưa bị lật đổ — cựu Đại sứ Nga tại Iraq và Libya Valerian Shuvaev nói với Sputnik — Liên Xô đã giúp đỡ trong việc thăm dò và trang bị cho các mỏ dầu lớn của Iraq, cũng như hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng trên lãnh thổ nước này. Moskva ủng hộ Iraq trong cuộc chiến chống Iran trong những năm 1980-1988. Trong thời kỳ đó, Moskva đã cung cấp vũ khí hiện đại cho Iraq. Ngày nay, các mẫu vũ khí thời Liên Xô vẫn được trang bị cho quân đội Iraq. Chính quyền mới ở Baghdad xuất phát từ quan điểm thực tế và tiếp tục hợp tác quân sự với Nga trong thời đại ngày nay," — chuyên gia kết luận.
"Đối với Ai Cập, Moskva đã giúp Ai Cập không chỉ trong việc cung cấp vũ khí, mà còn huấn luyện quân đội Ai Cập và hỗ trợ nền kinh tế Ai Cập — chuyên gia về Trung Đông và các nước Ả Rập Taimur Dvidar nói với Sputnik: — Các dự án cơ sở hạ tầng lớn đã được triển khai, chẳng hạn như đập Aswan. Cho đến ngày hôm nay, nhân dân Ai Cập từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn nhớ ơn Liên Xô và nhân dân Nga đã hỗ trợ họ trong những ngày đó". Ông Dudar cũng lưu ý rằng trong những ngày này, nhân dân Ai Cập đặc biệt quý mến Tổng thống Putin bởi vì ông đã trả lại cho Nga sự vĩ đại trước đây.
Chuyển sang ngày hôm nay, theo ý kiến ông Boris Dolgov, mục tiêu chính trị mà Nga theo đuổi trong khu vực Trung Đông trên hết là cùng có lợi. "Nga muốn thiết lập quan hệ cùng có lợi với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ở đây phải đề cập riêng đến sự giúp đỡ của Nga dành cho Syria. Hôm nay, Syria là tiền tuyến quốc phòng của Nga chống Hồi giáo cực đoan. Điều này cũng áp dụng đối với hợp tác giữa Nga và Ai Cập. Đây là sự tiếp nối của chính sách từ thời Liên Xô, nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước." — chuyên gia kết luận.