Theo tạp chí, bức ảnh thậm chí được hãng AFP sử dụng để minh họa cho bài viết về vụ giết chó ở Nga, hóa ra do nhiếp ảnh gia Reuters chụp vào năm 2016 tại thành phố Karachi của Pakistan.
Fake news: Russia dog execution image actually shot in Pakistan 2016 (PHOTO) https://t.co/aFuP9DNSHu
— Citizen Halo 🇫🇮🐦 (@haloefekti) 18 июня 2018 г.
Đồng thời, ảnh gốc cho thấy rằng rõ ràng đây không phải là nước Nga: ở phần trên của bức ảnh có chiếc xe xích lô máy và quảng cáo bằng tiếng Urdu.
Trong bài viết của hãng AFP, ảnh gốc bị cắt nên không thấy chiếc xe này, mặc dù chú thích viết rằng hình ảnh được "sử dụng cho mục đích minh họa". Tuy nhiên, hãng AFP không ghi rõ địa điểm chụp bức ảnh.
Dogs killed in Russia before 2018 FIFA World Cup. Enjoy the football! pic.twitter.com/mLxat6tuV4
— O.Branashko (@AOleksiy) 15 июня 2018 г.
Trước đó, tạp chí Spiegel của Đức đã xin lỗi về bài báo, trong đó viết rằng đội tuyển bóng đá quốc gia Nga không đủ điều kiện tham dự vòng loại World Cup 2018.