Nền kinh tế thứ hai của thế giới chấp nhận thách thức, cáo buộc Mỹ thực hiện một cuộc chiến thương mại chưa từng thấy trong lịch sử quan hệ kinh tế chống lại Trung Quốc. Trung Quốc đã cam kết sẽ không tấn công đầu tiên, nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước và nhân dân, họ buộc phải trả đũa, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết vào hôm thứ Sáu.
Trong khi đó, theo một báo cáo của Reuters, một loạt cảng Trung Quốc đã trì hoãn việc đăng ký hải quan hàng hóa từ Mỹ. Sự chậm trễ có thể dẫn đến sự gián đoạn trong nhịp điệu nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt như thịt lợn và đậu tương, bản tin cho biết. Với tham chiếu đến các nguồn tin, hãng tincho biết, rõ ràng là hải quan đang chờ đợi các chỉ thị chính thức, theo đó họ sẽ được hướng dẫn các hành động tiếp theo.
Mỹ đẩy Trung Quốc vào con đường của một cuộc chiến thương mại, nhưng đó sẽ là boomerang quay lại đánh vào lợi ích quốc gia của họ do kết quả những biện pháp đối phó của Trung Quốc, chuyên gia Đại học Tài chính Sơn Tây Li Kai, nói với Sputnik trong một cuộc phỏng vấn
"Cho đến gần đây, Trung Quốc vẫn hy vọng vào một giải pháp thương lượng cho các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ. Bây giờ, có vẻ như cách này không hoạt động. Mỹ bác bỏ các quy tắc và cơ chế thương mại đa phương quốc tế, họ luôn cố chấp đưa ra các đòi hỏi đơn phương vô lý, mỗi lần lại đưa ra những yêu cầu và mức giá cao hơn. Thỏa hiệp, mà Trung Quốc đã đồng ý, hoàn toàn không đáp ứng sự tham lam của Mỹ. Trung Quốc buộc phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc đối đầu gay gắt với Hoa Kỳ, dựa vào sức mạnh trong các cuộc đàm phán. Do đó, quan điểm và ngôn từ của Trung Quốc về các vấn đề liên quan không thể lịch sự như trước đây.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại, lần này gọi các biện pháp thuế quan của Mỹ là một "khủng bố tâm lý" trong thương mại. Công thức này phản ánh bản chất của chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ. Hoa Kỳ không biết giới hạn những ham muốn của họ. Trong tình huống này, tất nhiên Trung Quốc không muốn và không thể thỏa hiệp. Chính quyền Trump hiện đang tiến hành một cuộc chiến thương mại không chỉ với Trung Quốc. Hoa Kỳ đã gây chiến trên khắp thế giới. Khi nào họ không từ bỏ kế hoạch của mình, thì vẫn tồn tại cuộc đối đầu với toàn thế giới. Cộng đồng quốc tế sẽ phản kháng, bởi vì họ không muốn ở trong vòng vây của Mỹ. Tình hình hiện tại, quả thực, đã dẫn chúng ta đến con đường của cuộc chiến thương mại, bởi vì bây giờ không thể đàm phán với Hoa Kỳ. Không kiên nhẫn và kiêu ngạo, tự cao trong các hành động của Hoa Kỳ đã diễn ra trong nhiều năm. Thế giới buộc phải đáp trả thách thức của Mỹ. Tương lai sẽ cho thấy phía nào sẽ phải rời khỏi cuộc đua. Tôi tin rằng Hoa Kỳ sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Ngay cả khi Trump vẫn tiếp tục cố chấp, sử dụng hệ thống chính trị Mỹ, các tầng lớp khác nhau của xã hội Mỹ có lẽ sẽ phản ứng với hành động của tổng thống. Đặc biệt là nếu cuộc chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Mỹ, chúng tôi chắc chắn sẽ nghe thấy nhiều tiếng nói phản đối".
Có một sự phân hóa nghiêm trọng và thực sự giữa nền kinh tế số một và số hai trên thế giới, chuyên gia của Viện thị trường chứng khoán và Quản lý Mikhail Belyaev cho biết. Mỹ hy vọng sẽ nâng cao sức mạnh bản thân như là trung tâm kinh tế thế giới. Đây không chỉ là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, mà còn là việc tái phân bố thực sự của thế giới, thay đổi kiến trúc của trật tự thế giới tương lai — về kinh tế và đến một mức độ nhất định, cả chính trị, chuyên gia nói:
"Trung Quốc, tất nhiên, sẽ phản công. Đây là ý tưởng quốc gia của họ. Trở thành sức mạnh số một trên thế giới là khát vọng ngàn năm, cảm giác bên trong của họ. Hai ý thức hệ va chạm — một đất nước cảm thấy chính mình là quốc gia số một trên thế giới, và nước thứ hai cũng tự coi mình như vậy. Người Trung Quốc, có lẽ, nó bắt rễ sâu hơn trong truyền thống quốc gia, tự nhận thức mình là số 1. Trung Quốc, tất nhiên, trong mọi trường hợp sẽ không nhượng bộ. Họ đã thực hiện một bước đột phá lên vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới, không phải để sẽ không tranh đấu trước sự chén ép".
Về vấn đề này, các nhà quan sát theo dõi chặt chẽ phản ứng của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các sản phẩm của Mỹ. Và không chỉ vì sự tăng giá. Trong lịch sử gần đây đã có, ví dụ trường hợp tẩy chay hàng hóa Nhật Bản do tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo. Chiến tranh thương mại hiện tại với Mỹ có gây ra phản ứng tương tự từ xã hội Trung Quốc hay không? Đây cũng là một trong những câu hỏi mà các chuyên gia đặt ra.