Đối thoại với các đối tác nhằm mục đích làm rõ thái độ của Ấn Độ đối với "hình vuông", tờ báo Ấn Độ "Hindustan Times" đưa tin. Tài nguyên Internet Ấn Độ Firstpost gọi cuộc đàm phán sắp tới với Trung Quốc trong bối cảnh đối thoại song phương gần đây của Ấn Độ với Indonesia và Pháp là sự kiện có vị trí chiến lược rõ nét trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Xét theo tin tức của truyền thông Ấn Độ, phía Ấn Độ đã khởi xướng đối thoại với Trung Quốc về vấn đề hàng hải. Cơ chế tham vấn về vấn đề này đã được đưa ra từ năm 2016, nhưng rõ ràng là cuộc gặp đầu tiên đã không mang lại cho các bên hiệu quả mong đợi. Bây giờ cuộc đối thoại biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt. Trước hết, do thực tế là nó sẽ diễn ra trong điều kiện Mỹ thành lập Liên minh chiến lược Mỹ-Nhật-Ấn-Úc. Hoa Kỳ đã mời Ấn Độ, Úc và Nhật Bản tham gia cùng nhau để chống ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, gần đây, tại Singapore, trong hội nghị quốc tế về an ninh Shangri-La, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã xây dựng tầm nhìn chiến lược của mình về cơ chế mới này. Không giống như Mỹ, ông không tin rằng "hình vuông" là cơ chế bảo vệ duy nhất trong khu vực này. Thủ tướng Ấn Độ nói rằng ông không coi Liên minh chiến lược Mỹ-Nhật-Ấn-Úc như một nhóm tìm cách thống trị trong khu vực, và không cho rằng cơ chế này chống lại nước thứ ba.
Trong những tháng gần đây Narendra Modi đã hai lần gặp Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Lần thứ nhất — trong khung cảnh thân mật ở Vũ Hán, sau đó là bên lề hội nghị thượng đỉnh SCO ở Thanh Đảo. Rõ ràng, các bên đã có cơ hội trao đổi quan điểm về vấn đề này. Trong khi đó, bản thân các cuộc tham vấn đặc biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ về xây dựng chiến lược của họ trên biển là rất quan trọng. Các tham vấn đó sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác dựa trên các giá trị và lợi ích chung, loại trừ âm mưu bên thứ ba đưa ra quy tắc riêng của mình trong lĩnh vực này, và thậm chí đẩy bên này đến với bên khác. Như ông Narendra Modi đã cho biết ở Singapore, Ấn Độ không có ý định theo đuôi Hoa Kỳ, phục vụ lợi ích chống Trung Quốc của Hoa Kỳ trong chiến lược Ấn-Thái Bình Dương.
Chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu, Viện Nghiên cứu Quốc tế Đương đại, thuộc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Nga, ông Andrei Volodin cho biết khi trả lời phỏng vấn với Sputnik rằng đối thoại về vấn đề biển cần phải củng cố xu hướng này trong chính sách Ấn Độ:
"Tầm quan trọng của đối thoại được xác định bởi thực tế là Ấn Độ thay đổi thái độ của mình đối với Trung Quốc, không còn hy vọng và ngoái nhìn Hoa Kỳ trong đối thoại với Bắc Kinh. Một mặt, Mỹ không quan tâm đến việc cải thiện quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Mặt khác, một bộ phận giới chính trị nhất định và khá có ảnh hưởng ở Ấn Độ từng rất hy vọng Hoa Kỳ sẽ giúp Ấn Độ trong cuộc đối thoại với Trung Quốc. Bây giờ những hy vọng đó đã tiêu tan, và New Delhi tiếp cận quan hệ với Bắc Kinh từ quan điểm chủ nghĩa thực dụng, dựa vào chính mình."
Chuyên gia Học viện Ngoại giao Trung Quốc Su Hao cho rằng an ninh trên biển có thể trở thành nền tảng mới cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ:
"An ninh và hợp tác trên biển là một lĩnh vực rất quan trọng đối với cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc biệt là trong bối cảnh sự hợp tác tiếp tục giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia trong phát triển chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, cố gắng kết nối với Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ cần tăng cường thông tin liên lạc và trao đổi, tăng cường tin tưởng lẫn nhau. Rõ ràng, cái gọi là chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương là nhằm chống Trung Quốc, do đó, điểm khởi đầu quan trọng cho sự phát triển tình hình trong khu vực phần nhiều sẽ là quyết định của Ấn độ về tham gia hay không tham gia cơ chế-chiến lược này.
Các phương tiện truyền thông phương Tây tuyên bố rằng hạm đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là thách thức và là nguy cơ đe dọa đối với Ấn Độ. Tuy nhiên, thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề này là cực kỳ thận trọng, Ấn Độ gián tiếp cho thấy rằng họ không có ý định tách riêng đối với Mỹ, Nhật Bản và Úc. Ngoài ra, ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn-Thái Bình Dương đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trung Quốc đóng vai trò tích cực trong sự phát triển và duy trì sự ổn định của khu vực, góp phần vào sự phát triển của chính Ấn Độ. Trung Quốc không làm suy yếu vị trí của Ấn Độ ở Nam Á và châu Á nói chung. Ngược lại, Trung Quốc đang củng cố vị trí của Ấn Độ trong khu vực châu Á. Hồi tháng Tư, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức một cuộc gặp tại Vũ Hán, sau đó mối quan hệ giữa hai nước rõ ràng đang ấm lên. Trong những điều kiện như vậy, an ninh trên biển sẽ là không gian chiến lược mới cho sự hợp tác giữa hai nước. Do đó, vòng đàm phán thứ hai sắp tới giữa Trung Quốc và Ấn Độ về các vấn đề hàng hải sẽ là nền tảng cho việc tìm kiếm một không gian mới cho sự hợp tác. "
Các nhà quan sát lưu ý rằng tin tức truyền thông Ấn Độ về cuộc đối thoại sắp tới với Trung Quốc về vấn đề hàng hải được xuất bản đồng thời với hai tin tức mang tính bước ngoặt khác. Một trong số đó là tin Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã cấp giấy phép cho Ngân hàng Trung Quốc để mở chi nhánh đầu tiên. "Đây là lời hứa được đưa ra bởi ông Narendra Modi," tờ báo Trung Quốc Thời báo Hoàn Cầu lưu ý. Một tin tức khác — trên trang web của mình, "Air India" đã thay thế tên "Đài Loan" thành "Trung Quốc, Đài Bắc".