Đúng 8giờ 15 phút, tại thời điểm 73 năm trước (ngày 06 Tháng Tám 1945), Đại tá Không quân Hoa Kỳ Paul Tibbets lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại thả quả bom nguyên tử được gọi là "Cậu bé" xuống thành phố Hiroshima, những người biểu tình gần Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Nhật tưởng nhớ các nạn nhân bằng một phút im lặng. Trong tay những người biểu tình — lá cờ Nhật Bản với dải băng đen và áp phích kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ xin lỗi Nhật Bản vì tội ác này.
"Tôi coi hoàn toàn không thể chấp nhận được việc nước Mỹ vẫn biện minh cho vụ ném bom nguyên tử và không hề xin lỗi. Do đó, tôi phản đối việc biện hộ sự việc như vậy và khẳng định họ cần lên tiếng xin lỗi người dân Nhật Bản", - người biểu tình Yamaguchi Yudziro nói với Sputnik.
Những người tụ tập tại đại sứ quán Mỹ nhớ lại chuyến thăm lịch sử của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hiroshima, nơi người Nhật không chờ đợi sẽ nhận được lời xin lỗi từ ông. Để trả lời cho những hành động của Mỹ, họ kêu gọi đại sứ Mỹ tại Nhật Bản:
"Ông Đại sứ, công dân Mỹ, hãy nhìn vào hành động tàn bạo này", một khẩu hiệu trên một poster với hình ảnh của các nạn nhân vụ ném bom.
Sau bài diễn văn, nhà tổ chức sự kiện, Nishimura Shuhei, đã gửi một bức thư tới Đại sứ Hoa Kỳ.
"Một tội ác chiến tranh như vụ ném bom nguyên tử vào thường dân là không có thời hạn. Chúng tôi đòi hỏi việc đưa các cuộc không kích vào hòn đảo Nhật Bản và vụ ném bom nguyên tử xuống những thành phố Nhật vào Bảo tàng Holocaust của Hoa Kỳ", ông đã nói với Sputnik khi trở về từ đại sứ quán.
Những người tham gia biểu tình tin tưởng nhiều người Nhật Bản chia sẻ quan điểm và yêu cầu của họ, mặc dù thực tế là vào ngày 6 tháng Tám, không có hơn 10 người tụ tập gần bức tường đại sứ quán:
"Thủ tướng Abe ủng hộ việc củng cố Liên minh Nhật-Mỹ. Nhưng tôi tin rằng Nhật Bản nên bảo vệ chủ quyền riêng của mình, ít nhất là liên quan đến không phận. Ngay cả trong chính phủ cũng có những người nghĩ như vậy, và họ nên mở rộng số lượng người ủng hộ. Và đó là quá nhiều nhượng bộ trong thỏa thuận quân sự với Mỹ", Yamaguchi Yujiro nói.