"Cuộc khủng hoảng chính trị thỉnh thoảng tác động đến các lĩnh vực khác trong mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Cuộc điều tra về mục sư người Mỹ Brunson là một bằng chứng rõ ràng cho điều đó. Hoa Kỳ đã chọn ba mục tiêu tấn công dù với các mức độ khác nhau, đây là Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Một mặt, Mỹ muốn tiếp tục hợp tác với các nước đó (trừ Iran), mặt khác, họ cố gắng gây áp lực lên các nước này bằng những cách khác nhau. Chúng tôi không có thông tin đầy đủ về vụ bắt giữ Brunson, tuy nhiên, lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề này là không thể chấp nhận được từ tất cả các quan điểm. Ở đây nói về cách tiếp cận của Washington đến Ankara: họ coi Thổ Nhĩ Kỳ là một thuộc địa và đưa ra những tuyên bố về sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp trừng phạt chống lại Ankara. Washington coi Ankara là một mục tiêu dễ dàng, điều này càng làm trầm trọng thêm tình hình, vì vấn đề này ảnh hưởng đến mối quan hệ pháp lý giữa hai nước".
Ông Yavuz cho rằng, chừng nào Hoa Kỳ chưa thực hiện những bước đi thực tế để giải quyết các vấn đề như việc dẫn độ Gülen, chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ Giám đốc điều hành Ngân hàng nhà nước Halkbank bị Mỹ bắt giữ và một số người khác, Ankara sẽ không thực hiện những bước đi đầu tiên hướng tới Washington. Theo ý kiến của ông, sự phát triển các sự kiện phần nhiều phụ thuộc vào lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ:
"Nếu các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đáp trả các hành động của Mỹ một cách cứng rắn thì họ có thể đóng cửa căn cứ quân sự tại Incirlik, đình chỉ việc sử dụng trạm radar ở Kurecik. Đáp trả điều đó, Hoa Kỳ có thể áp đặt những biện pháp trừng phạt mới và điều đó sẽ làm gia tăng sự căng thẳng trong quan hệ chính trị giữa hai nước.
Xét theo tình hình hiện nay trong mối quan hệ song phương có thể dự đoán rằng, trong tương lai cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ sẽ chỉ tồi tệ hơn bởi vì Mỹ không thực hiện bất kỳ bước đi để giải quyết những mâu thuẫn. Chừng nào Hoa Kỳ chưa thực hiện những bước đi thực tế để giải quyết các vấn đề như dẫn độ Gülen, chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ Giám đốc Halkbank bị Mỹ bắt giữ và một số người khác, không nên chờ đợi những bước đi đầu tiên của Ankara hướng tới Washington", — ông nói.
Về phần mình, Giáo sư Hasan Ünal từ Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Atilim của Ankara, nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng này là không thể tránh khỏi bởi vì "kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ xem Thổ Nhĩ Kỳ như một thuộc địa chứ không phải như một nước đồng minh".
"Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại hai bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một bất ngờ về nội dung mà là một bất ngờ về thời điểm áp đặt. Tôi cho rằng, ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có ít người đã dự kiến rằng, chính quyền Mỹ sẽ hành động nhanh chóng như vậy và sẽ chọn Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ làm mục tiêu tấn công. Nhưng, nếu nhìn vào tình hình từ góc độ cấu trúc, thì sẽ thấy rõ rằng, mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ đang ở trạng thái căng thẳng không thể ổn định trở lại. Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ giữ lập trưởng khác nhau về bất kỳ vấn đề nào. Ngay cả trong các vấn đề chính sách đối ngoại, điều rất quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ đang theo đuổi chính sách thù địch với đất nước chúng tôi. Ngoài ra, Washington gây áp lực lên Ankara trong vấn đề rút quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Cyprus, Hoa Kỳ không hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển Aegean. Mỹ đã công nhận những sự kiện xảy ra năm 1915 là vụ diệt chủng, và điều quan trọng hơn — Mỹ hỗ trợ cho PKK trong khuôn khổ dự án thành lập nhà nước riêng của người Kurd. Còn có nhiều mâu thuẫn khác trong quan hệ song phương. Đã đến lúc khi chúng ta không thể gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ là hai nước đồng minh. Điều này là không thể tránh khỏi. Kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ xem Thổ Nhĩ Kỳ như một thuộc địa chứ không phải như một đồng minh, vì vậy sớm hay muộn, trong quan hệ giữa hai nước xảy ra cuộc khủng hoảng", -ông nói.
"Chúng tôi phải chứng tỏ với Mỹ rằng, chúng tôi không sợ hãi trước những lời đe dọa của Mỹ, chúng tôi giữ lập trường vững chắc và có một chiến lược cờ vua chu đáo. Mỹ rất nhanh chóng bị thua trong trò chơi cờ vua. Hoa Kỳ chỉ hiểu ngôn ngữ của áp lực. Khi đối phương của họ thể hiện sức mạnh, họ bắt đầu suy nghĩ logic. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không đứng vững được, thì có thể bị thua nghiêm trọng, kết quả là Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực trong khu vực và đặc biệt trong vấn đề các biện pháp trừng phạt chống lại Iran", — ông Ünal cho biết.