Mỹ đang cố gắng như thế nào để đẩy bật Nga ra khỏi thị trường vũ khí Đông Nam Á

© Sputnik / Anton Balashov / Chuyển đến kho ảnhSu-35
Su-35 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ đang cố gắng ngăn Indonesia mua 11 máy bay chiến đấu Su-35 thế hệ 4 ++ của Nga, Tổng Giám đốc Cục ngoại thương Bộ Thương mại Indonesia Oke Nurvan cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo địa phương Kompas.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, "chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng này. Bất chấp phản ứng của Washington, Indonesia không có ý định từ bỏ kế hoạch của mình".

Tiêm kích cơ Su-35 - Sputnik Việt Nam
F-22 và F-35 - hai "kẻ săn mồi lén đi theo" và Su-35 - “thợ săn”
Vào tháng 2 năm 2018 Indonesia đã ký thỏa thuận với Nga về việc mua 11 máy bay "Sukhoi" hiện đại, hợp đồng trị giá 1,14 tỷ USD. Theo thỏa thuận ghi nhớ, để đổi các máy bay chiến đấu Sukhoi do Nga sản xuất, Matxcơva sẽ lấy các hàng hóa của Indonesia gồm dầu cọ, cà phê, cao su và trà với tổng trị giá là 570 triệu USD, tương đương 1 nửa thương vụ mua máy bay Sukhoi. Các máy bay Su-35 sẽ thay thế các tiêm kích Mỹ F-5E / F Tiger II trong Phi đội 14 của Không quân Indonesia. Như dự định, vào tháng 8 năm 2019 Indonesia sẽ nhận được hai chiếc máy bay đầu tiên của Nga.

 Tuy nhiên, Indonesia không phải là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đang bị Hoa Kỳ chèn ép do sự hợp tác kỹ thuật quân sự với Matxcơva. Vào đầu tháng Tám, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đã cho biết về những lời đe dọa của Washington đối với Manila về vấn đề vũ khí.

"Trong những tuần gần đây, giới truyền thông đề cập nhiều về khả năng trừng phạt của Mỹ trong trường hợp mua vũ khí của Nga, chúng tôi cũng có tính đến điều này, thậm chí còn hơn thế nữa. Nhưng, tôi không nghĩ rằng, vì thế mà chúng tôi sẽ từ chối không mua vũ khí của Nga", — Sputnik trích dẫn tuyên bố của ông Cayetano.

Máy bay chiến đấu Su-35 - Sputnik Việt Nam
NI đánh giá cơ hội của Su-35 trong cuộc chiến với các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ
Vào tháng 8 năm 2017, Hoa Kỳ đã hợp pháp hoá quyền áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia ký kết hợp đồng lớn với Liên bang Nga về việc cung cấp các sản phẩm quân sự. Quy tắc này được nêu trong luật Chống những đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Tuy nhiên, vào cuối tháng 7 năm 2018, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự thảo Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2019, cho phép không áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Theo các chuyên gia, Washington coi các quốc gia này là thị trường đầy triển vọng, và các biện pháp hạn chế có thể gây hại cho lợi ích thương mại của Hoa Kỳ.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong những năm 2013-2017, Mỹ và Nga giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, trong tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu Mỹ chiếm 34%, Nga — 22%. Sự cạnh tranh gay gắt giữa Matxcơva và Washington thể hiện rõ nhất trên các thị trường đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Vào tháng 1 năm 2018, một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết rằng, các nhà ngoại giao Mỹ đang cố gắng (và đạt thành công) để ngăn cản một số quốc gia mua vũ khí của Nga.

Ông Andrei Krasov, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Duma Nga về quốc phòng, nhận xét: "Việc Mỹ cố gắng thuyết phục các nước khác từ bỏ việc mua vũ khí và trang thiết bị quân sự tiên tiến là một ví dụ rõ ràng về sự cạnh tranh không công bằng".

Su-57 - Sputnik Việt Nam
"Sự lựa chọn hoàn hảo": Tại sao Su-57 là máy bay “có một không hai” so với F-35
Chuyên gia Konstantin Makienko, Phó giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, nói rằng, các nước Đông Nam Á là thị trường đầy hứa hẹn cho vũ khí Nga. Ví dụ, Matxcơva được hưởng lợi từ hợp tác với Indonesia, nước đã mua Su-35.

"GDP của Indonesia đang tăng trưởng, vốn nhập khẩu vũ khí ngày càng nhiều cho quân đội nước này. Điều này mở ra những chân trời mới cho Nga. Không loại trừ khả năng Nga sẽ ký kết một hợp đồng mới về cung cấp Su-35 hoặc những thiết bị quân sự khác", — ông Makienko nói.

Chuyên gia Nga cho rằng, có khả năng Matxcơva  và Jakarta sắp ký kết hợp đồng trị giá hàng trăm triệu đô la. Và trong tương lai gần, trong số những khách hàng tích cực mua vũ khí Nga sẽ có cả Philippines. Sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam cũng đang phát triển tích cực.

 Tuy nhiên, theo chuyên gia Nga, thị phần của Nga trên thị trường vũ khí của khu vực (45-50%) làm Hoa Kỳ khó chịu.

 "Mỹ tập trung nỗ lực để đẩy Nga ra khỏi thị trường quốc tế và đang ngấm ngầm toan tính nhiều âm mưu chống lại Nga. Tuy nhiên, các nước trong khu vực tuân thủ khá nghiêm ngặt chính sách "đa phương hóa" "đa dạng hóa" về việc mua sắm vũ khí. Theo tôi, ít khả năng  Indonesia, Philippines, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác sẽ không chống lại áp lực và ngả theo lời thuyết phục của Mỹ", — ông Makienko kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала