Phóng viên Sputnik đã trao đổi về chủ đề này với tiến sĩ Vasily Lavrushin, chuyên gia về khoáng vật học và địa hóa học của Viện Địa chất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Sputnik: Một trong những vấn đề bức xúc nhất liên quan đến Yellowstone là khả năng siêu núi lửa sẽ phun trào trong tương lai gần. Ở Yellowstone có hơn 10,000 tầng địa chất như mạch suối, suối nước nóng, đầm lầy và miệng núi lửa. Các suối phun nước nóng có lưu huỳnh cho thấy rằng, khối magma khổng lồ "nấp" bên dưới siêu núi lửa Yellowstone bắt đầu hoạt động tích cực hơn. Liệu có thể nói rằng, siêu nũi lửa có khả năng bùng phát trong thời gian tới?
Lavrushin: Trên thực tế, đây là một núi lửa trẻ và rất tích cực. Nhưng, điều đó không có nghĩa là sắp có sự phun trào. Sau đây là một ví dụ đơn giản: ở thung lũng của những mạch nước phun trên bán đảo Kamchatka có rất nhiều suối nóng. Tất nhiên, ở đây có những vụ phun trào, nhưng, suối nóng và đợt phun trào không phải là những thứ liên quan trực tiếp. Nếu nhiệt độ trong suối nóng tăng mạnh tạo thành những làn hơi trên mặt nước, đây là một trong những dấu hiệu kích hoạt, nhưng, số lượng lớn suối nóng và nhiệt độ ổn định không làm thay đổi tình hình.
Sputnik: Núi lửa Yellowstone là nguồn năng lượng khổng lồ chưa được sử dụng. Theo ý kiến của ông, liệu các nhà khoa học có thể sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt này hay không?
Lavrushin: Các nhà khoa học đã thu lượm những kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Kể từ những năm 1960 và 1970, năng lượng địa nhiệt đang được sử dụng ở Iceland, Kamchatka, New Zealand và Nhật Bản, đây là các khu vực núi lửa hoạt động. Ở đó đã có khách hàng, vì thế các dự án đó đã mang lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra cần phải chú ý đến các đặc tính nhiệt độ của hệ thống. Mọi thứ đều có thể.
Sputnik: Trong năm 2017, các nhà khoa học NASA đã tuyên bố rằng, họ có thể ngăn chặn thảm họa toàn cầu đồng thời hưởng lợi ở điều đó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, năng lượng địa nhiệt từ các hồ chứa magma của siêu núi lửa là đủ để đáp ứng phần lớn nhu cầu trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo ông, liệu Yellowstone có thể được sử dụng như một loại nhà máy nhiệt điện? Liệu điều này có thể ngăn chặn mối đe dọa phun trào?
Lavrushin: Theo tôi, nếu để giải quyết vấn đề phun trào các nhà khoa học sử dụng năng lượng địa nhiệt, thì điều đó sẽ dẫn đến việc một số bộ phận của hồ chứa magma sẽ nguội đi. Không có nghi ngờ gì rằng, siêu núi lửa là nguồn năng lượng khổng lồ. Ở đó có thể xây dựng một trạm địa nhiệt, nhưng, chưa chắc dự án như vậy sẽ ngăn chặn sự phun trào của siêu núi lửa. Song, chưa chắc rằng, đây là một mô hình đúng đắn (siêu núi lửa là một mô hình địa chất mà mọi người đều chấp nhận, tuy nhiên, vẫn có khả năng, dù rất nhỏ, mô hình này không đúng sự thật), nếu mô hình siêu núi lửa là đúng sự thật thì nó có nguồn sâu vài trăm cây số phía dưới lớp vỏ Trái Đất. Giải pháp này có thể được sử dụng với các núi lửa nhỏ, mà hồ chứa magma gần bề mặt đã nguội đi và ổn định lại. Nhưng, nếu nói về một siêu núi lửa có nguồn ở độ sâu lớn- hơn 10, 15 hoặc 20 km, thì đây là một giải pháp quá táo bạo.
Sputnik: Siêu núi lửa đã từng phun trào cách đây 640.000 năm và dẫn đến một thảm họa: bộ phận lục địa của Hoa Kỳ đã bị bao phủ bởi đống tro tàn và khói. Sự phun trào tương lai với quy mô này có thể giải phóng hàng nghìn km khối đá nóng, tro và bụi. Liệu hậu quả của một vụ phun trào mới có thể gây ra một mùa đông toàn cầu trên hành tinh hay không?
Lavrushin: Về mặt lý thuyết, mọi thứ đều có thể. Vấn đề khác là liệu vụ phun trào khủng khiếp như vậy có thể xảy ra ở cùng một điểm hay không. Vấn đề này vẫn mở.
Sputnik: Tức là, ông nghĩ rằng, một vụ phun trào ở nơi này có thể không xảy ra?
Lavrushin: Không có câu trả lời cho câu hỏi này. Một mặt Yellowstone là một điểm tích cực được gọi là "mantle plume" [hệ thống nham thạch của Yellowstone từ chùm manti đến lớp vỏ trên mặt đất, không phụ thuộc vào các dòng đối lưu trong lớp vỏ Ed.]. Nó có thể lặp lại kịch bản cũ hay không — chưa được biết đến, tuy nhiên, núi lửa có chu kỳ phát triển riêng của nó. Sau những đợt phun trào thảm khốc lớn, không nhất thiết phải xảy ra một sự phun trào mới. Núi lửa có thể đông lạnh và hoạt động bình thường. Nhưng, cũng có thể tái phun trào một lần nữa. Thật khó dự đoán. Một ví dụ là núi lửa Caldera Santorini trên đảo Tyre ở Biển Aegean. Tại đó đã xảy ra một vụ phun trào lớn, sau đó núi lửa tương đối yên tĩnh. Luôn có yếu tố đầu cơ. Đôi khi các nhà khoa học phóng đại quá mức nguy cơ để nhận những khoản trợ cấp mới. Tôi nhắc lại rằng, hiện có mô hình vụ phun trào siêu núi lửa Yellowstone, nhiều nhà khoa học cảnh báo về điều đó, nhưng, liệu vụ phun trào sẽ xảy ra — tương lai sẽ tiết lộ cho chúng ta biết. Các nhà khoa học đang theo dõi hoạt động của siêu núi lửa Yellowstone: tại đó đã lắp đặt các máy thu địa chấn, các suối nước nóng đang được theo dõi.