Về vấn đề Trung quốc chú trọng đến "nền kinh tế xanh" trong ý kiến bình luận dành cho Sputnik của nhà Hán học, nhà phân tích tổng hợp của báo Kommersant Mikhail Korostikov.
Tầm quan trọng trong phát triển mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc xác định rằng các phương pháp thu thập, tái chế chất thải và phân hủy được sử dụng trên mặt đất, không thể áp dụng đối với biển. Ví dụ, một loại nhựa mà có thể dễ dàng bị phân hủy trong đất, không thể phân chia nhỏ trong vùng biển trong nhiều thập kỷ và thậm chí nhiều thế kỷ. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, muối, dòng hải lưu và sinh vật sống, chất dẻo phân hủy thành từng miếng nhỏ 5 mm. Nhiều con chim hải âu lớn và rùa bị bệnh đường tiêu hóa sau khi ăn phải hạt nhựa. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hơn 90% các loài chim biển chết vì nguyên nhân hạt nhựa rơi vào dạ dày của chúng.
Một trong những giải pháp thích hợp nhất của khoa học hiện đại là công nghệ phân hủy sinh học chất dẻo. Trước đây người ta cho rằng vi khuẩn không phân hủy và không xử lý được polyethylene, bởi vì nó không có trong thiên nhiên. Bây giờ, tuy nhiên, các nhà khoa học biết đến một số vi khuẩn cụ thể và nấm có thể "chế biến" polyethylene. Thí nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh rằng một vật liệu polyester tổng hợp sáng tạo từ nguyên liệu comprosite có thể phân hủy sinh học trong nước biển trong khoảng thời gian một vài ngày đến vài trăm ngày, để lại sau đó đại phân tử mà không gây ra mối đe dọa đối với môi trường.
Viện Kỹ thuật Vật lý và Hóa học Trung Quốc cho phép bốn công ty tư nhân sử dụng công nghệ mới để sản xuất hàng loạt loại nhựa mới thân thiện với môi trường. Trong tương lai, ba trong số các doanh nghiệp này sẽ tạo ra khoảng một nửa số nhựa trên thế giới, tương đương 75 nghìn tấn. Hơn nữa, chính bản thân công trình nghiên cứu đã trở thành một trong những đề tài nghiên cứu tốt nhất trong cuộc thi công nghệ tiên tiến trong tương lai tại Thâm Quyến.
Vấn đề ô nhiễm biển và đại dương vì chất thải vô cơ thực sự là một nguy cơ lớn đối với môi trường, bởi vì nó đe dọa đầu độc hàng loạt động vật sống trong các quần thể và thậm chí nhiều loài biến mất hoàn toàn. Theo ước tính sơ bộ, khoảng 4,8 triệu chất thải nhựa ném xuống biển, đó là 60-80% của tất cả các chất thải rắn. Những bãi rác lớn nhất nhựa tập trung ở phía bắc và phía nam của Thái Bình Dương, phía Bắc và Nam Đại Tây Dương, cũng như phần trung tâm tại Ấn Độ Dương. Các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng cảnh báo rằng: đến năm 2050 tổng trọng lượng của tất cả các chất thải nhựa trong các đại dương vượt quá tổng trọng lượng của tất cả các nguồn lợi thủy sản biển. Do đó, thí nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc là không chỉ cực kỳ có có tính thời sự đối với Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa toàn cầu.