Yếu tố thứ hai mà vị quan chức Nga nêu ra là đề xuất với OPEC thực thi những hành động nhân tạo với mục đích phá vỡ cân bằng giữa cung và cầu, nhằm tăng sản lượng khai thác dầu để bù cho tình trạng có thể xảy ra trong tương lai, khi sản lượng khai thác dầu ở Iran sụt giảm, kéo theo sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.
"Đây là những yếu tố không chắc chắn, làm sai lệch thông tin hoặc gây bất ổn trong việc dự đoán tình hình thị trường, và vì vậy những nhà giao dịch tương lai phản ứng rất sôi động trước bối cảnh này. Hiện nay, các thành viên tham gia thị trường khi làm giá không dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu, cũng như không dựa vào các yếu tố cơ bản khác như tỉ giá hối đoái của đồng đô la với các đồng tiền khác, mà dựa trên những can thiệp bằng lời nói và những lời dự đoán mông lung về tương lai"- ông Novak lưu ý.
"Sự biến động giá hiện nay không nên được đánh giá là tình hình dài hạn, đó chỉ là một hiện tượng rất ngắn hạn. Chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào tháng 11, liệu giá dầu có tăng không, hay là giảm nữa sau quyết định về Iran. Vì thế, theo quan điểm của tôi, đương nhiên là không nên vội vã đưa ra những quyết định cơ bản về việc tăng hay giảm khai thác dầu. Cần hiểu rõ, dự đoán nào sẽ được đưa ra về khai thác dầu, nhu cầu cung và cầu trong vòng vài tháng tới đây», — ông nhận định.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nói ngay rằng, xác suất xảy ra cuộc khủng hoảng dầu thế giới vì Iran là khá thấp.
"Mỗi ngày trên toàn thế giới khai thác 100 triệu thùng dầu, và chúng ta đang nói về một sự mất mát tối đa có thể là 2,7 triệu thùng. Vẫn còn tiềm năng để tăng khai thác dầu, có các cơ chế cân bằng cung và cầu. Có thể quá trình lấy lại sự cân bằng sẽ mất một khoảng thời gian, tuy nhiên tình hình hiện nay là khá ổn định"- ông Novak cho biết.