Khi Á Âu đều ném găng trước mặt Mỹ ở Brussels

© Sputnik / Алексей Витвицкий / Chuyển đến kho ảnhASEM
ASEM - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhà lãnh đạo châu Á và châu Âu đã sử dụng Diễn đàn ASEM tại Brussels (18-19 tháng 10) để ủng hộ hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên cơ sở WTO và củng cố quan hệ đối tác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng của Hoa Kỳ.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia cho biết tại diễn đàn đã thảo luận về phương thức tăng cường giao thông, liên kết kỹ thuật số và năng lượng giữa hai lục địa — như là lời kêu gọi gián tiếp tích cực ủng hộ sáng kiến "Vành đai và Con đường" của ​​Trung Quốc.

Prime Minister Dmitry Medvedev at the ASEM Summit in Mongolia - Sputnik Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEM tại Brussels
Trong lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEM có nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu Chính phủ của 51 nước tham dự,  Cao ủy ngoại giao của EU, bà Federica Mogherini khăng khăng yêu cầu để hoạt động này không trở thành diễn đàn "chống Trump". "Chúng tôi  không tổ chức cuộc gặp chống bất cứ ai", — hãng tin AFP  trích dẫn tuyên bố của bà Mogherini. Trong khi đó, sự ủng hộ của châu Âu với lập trường  của Trung Quốc và các nước Á châu có ảnh hưởng khác trong việc bảo vệ tự do thương mại, đấu tranh chống biến đổi khí hậu và chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại đã cho thấy rõ rằng hội nghị thượng đỉnh Brussels ném ra lời thách thức với chính sách thương mại của Mỹ.

Các quan sát viên lưu ý đến thực tế là tại hội nghị thượng đỉnh ASEM những tiếng nói ủng hộ quy tắc của WTO vang lên gần như đồng loạt qua ý kiến của Trung Quốc, Nga, Na Uy và EU, yêu cầu thành lập nhóm trọng tài thống nhất trong WTO đảm trách công việc trong tranh chấp với Hoa Kỳ về thuế kim loại. Cụ thể, là thuế với thép và nhôm. Ngoài các thành viên WTO nêu trên, còn có Ấn Độ, Canada, Mexico, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tranh cãi về món thuế này.

Hội nghị thượng đỉnh ASEM diễn ra trong bối cảnh leo thang chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc và mâu thuẫn thương mại của Mỹ với EU. Cũng thực tế này khiến các chính trị gia châu Âu phải có cái nhìn mới về vai trò của sự hợp tác với châu Á, mà hàng đầu là với Trung Quốc,  Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, để đảm bảo lợi ích của các nước EU. Chuyên gia Mikhail Belyaev  từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga đã lưu ý đến chi tiết này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

 "Châu Âu luôn định hướng vào các hoạt động ngoại thương. Khi Washington cố gắng thay đổi trật tự kinh tế và thương mại nước ngoài xuất phát từ lợi ích của Mỹ, châu Âu hiểu rõ rằng trung tâm ngoại thương và kinh tế nước ngoài đang chuyển sang địa bàn châu Á. Trong đó chuyện ở đây không chỉ nói về những người khổng lồ châu Á, hàng đầu là Trung Quốc, mà còn về những nước khác, ví dụ như Indonesia. Quốc gia này có nhịp độ tăng trưởng nhanh và triển vọng sáng sủa để đạt tới vị thế quốc tế khá cao trong tương lai gần. Đang diễn ra quá trình tái định hình bản đồ ngoại thương thế giới, trong đó không chỉ riêng vì hành động của Hoa Kỳ, mà còn bởi tác động ngày càng tăng của các nước châu Á".

Bất kể thực tế đang chịu ảnh hưởng mạnh của Hoa Kỳ, dù sao chăng nữa,  châu Âu đang tìm kiếm nền tảng để thực thi lợi ích kinh tế và thương mại nước ngoài của mình ở châu Á, — chuyên gia nhận xét. Đây hiển nhiên là cơ hội mới cho EU để có được chỗ đứng trên thị trường Á châu mà trước hết là ở Trung Quốc. Hơn thế nữa, tính đến sự chú ý ngày càng cao của Trung Quốc hướng đến châu Âu, minh chứng cụ thể là phát triển liên hệ giao thông khác nhau giữa Trung Quốc và châu Âu. Thêm vào đó, hiện hữu thực trạng là châu Âu đã bão hòa với các sản phẩm của chính mình. Trong nội bộ châu lục đã không còn chỗ để các "máy chủ" phát triển được nữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rời Cộng hòa Áo, tới Brussels dự Hội nghị ASEM 12
Hội nghị thượng đỉnh ASEM đã thảo luận chiến lược mới của EU trong lĩnh vực liên hệ với châu Á. Mục tiêu của chiến lược là cải thiện giao thông vận tải, truyền thông kỹ thuật số và năng lượng giữa hai lục địa, đồng thời thúc đẩy các chuẩn mực về môi trường và lao động. Brussels nhấn mạnh rằng dự án này không phải là lời đáp trả bất kỳ dự án nào khác. Trong khi đó, nhiều quan sát viên coi mối quan tâm ngày càng tăng của người châu Âu tới phát triển giao thông vận tải và liên kết  với châu Á như là phản ứng trực tiếp cho sáng kiến ​​toàn cầu "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.

Ý kiến ​​này được sự tán đồng của chuyên gia Hu Feibiao từ Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc:

"Ban đầu, ý tưởng sáng kiến" Vành đai và con đường "của Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác giữa châu Á và châu Âu, cấp xung lực liên hệ và hội nhập các thị trường của hai châu lục. Các chủ đề cơ bản trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu và phương hướng chính để thực hiện sáng kiến ​​"Vành đai và con đường" thực tế là trùng khớp.  Sáng kiến ​​của Trung Quốc đã được đề ra cách đây hơn 5 năm. Trong thời gian đó, thái độ ở nhiều quốc gia và khu vực với sáng kiến này đã thay đổi đáng kể. Thoạt đầu, có một số hiểu lầm, thậm chí không sẵn sàng tiếp nhận sáng kiến ​​này. Sau đó, ý tưởng dần dần nhận được sự ủng hộ sau khi trở nên rõ ràng rằng sáng kiến đề xuất tiến hành "thảo luận chung, xây dựng chung, và cùng chung sử dụng thành quả". Trong điều kiện trên thế giới dường như đang lây lan virus bảo hộ, nhiều nước và vùng lãnh thổ lần lượt gỡ bỏ sự nghi kỵ ngờ vực. Gần đây, nhiều nước bày tỏ sự ủng hộ với "Vành đai và con đường". Ví dụ, Trung Quốc với Nhật Bản, Pháp và các quốc gia khác đã lên tiếng ủng hộ hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến ​​này trên thị trường các nước thứ ba. Bây giờ các nước châu Âu từng bước thừa nhận rằng nền tảng dành cho sự hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến ​​này đang mở rộng. Trong mạch ý tưởng đó, việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á-Âu có giá trị ý nghĩa tích cực cả với việc thực hiện sáng kiến ​​của Trung Quốc cũng như cho sự phát triển tương lai của châu Âu".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала