"San Juan" nằm ở độ sâu 907 mét. Nhân loại chưa từng thực hiện bất kỳ hoạt động nào để nâng một con tàu từ độ sâu như vậy. Để so sánh, tàu ngầm Kursk của Nga được đưa lên từ độ sâu 108 mét.
Những bức ảnh dưới nước của San Juan yên vị ở Đại Tây Dương cho thấy đội thủy thủ tàu ngầm Argentina đã chết một cách nhanh chóng.
Kể từ khi phát hiện ra tàu ngầm vào ngày 17 tháng 11, người dân Argentina đang hy vọng rằng thủy thủ đoàn San Juan sẽ được nâng lên mặt nước. Tuy nhiên, chúng ta không được quên, thi thể của họ đang nằm ở đâu, Pizzinhấn mạnh. Đại dương và không gian vũ trụ cho tới nay vẫn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu sâu đối với chúng ta, vì vậy có thể nói rằng "San Juan" nằm phía sau con tàu nhân loại.
"(Tàu ngầm) được tìm thấy ở độ sâu hơn 900 mét trong các cấu trúc đá, nơi thực tế không có ánh sáng mặt trời, và áp lực nước đạt tới 90 kg / một xăng ti met vuông", Pizzi nói.
Do đó, thao tác hoạt động chỉ có thể được thực hiện bằng thiết bị điều khiển từ xa. Có những thách thức đối với công nghệ khác.
"Đây sẽ là một hoạt động chưa từng thấy trong lịch sử chinh phục biển cả. Chưa bao giờ có việc trục vớt tàu từ độ sâu như vậy",- Pizzi nhấn mạnh.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng việc trục vớt San Juan xét về mặt kỹ thuật là có thể, tất cả mọi thứ phụ thuộc vào việc thiếu kinh phí và khả năng kỹ thuật từ phía Bộ Quốc phòng Argentina.
"Tình huống này phơi bày trình độ kỹ thuật và không chỉ tình trạng nghèo nàn kỹ thuật của lực lượng vũ trang Argentina (…) Sự cố tàu ngầm mất tích đã không phục vụ như một chất xúc tác, một xung lực cho các nhà chức trách phải chú ý đến tình hình nghiêm trọng trong lĩnh vực quốc phòng liên quan đến công việc hàng hải. Trong năm qua, không có gì được thực hiện để thay đổi tình hình ",- Pizzi kết luận.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina cho biết: việc phân bổ 4 tỷ đô la cho hoạt động trục vớt tàu ngầm sẽ là một quyết định liều lĩnh, khi tính đến mức độ đói nghèo trong nước là 30%.