Từ mối đe dọa hạt nhân đến cuộc đàm phán
Trong năm 2018, Bắc Triều Tiên không tiến hành bất kỳ vụ thử hạt nhân hay tên lửa nào, đã trao trả hài cốt lính Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài ra, như một minh chứng cho sự sẵn sàng từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng đã dỡ bỏ bãi thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri và trung tâm phóng vệ tinh Soha, nơi thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên. Về phần mình Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã hủy tất cả các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.
Bình Nhưỡng vẫn hy vọng rằng, đổi lấy việc giải trừ hạt nhân dần dần, các bên khác sẽ giảm bớt các biện pháp trừng phạt, sẽ khôi phục sự hợp tác kinh tế và thu hút đầu tư quốc tế để phát triển nền kinh tế và nhờ đó củng cố chính quyền hiện tại. Tuy nhiên, xét theo mọi việc, Washington không thể chấp nhận kế hoạch này. Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11, Đảng Dân chủ đã giành được đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ, và điều này làm suy yếu vị thế của Tổng thống Trump. Sau khi Thượng viện được đổi mới bắt đầu làm việc vào tháng 1 năm sau, Quốc hội Mỹ sẽ kiềm chế bất kỳ nỗ lực tổ chức cuộc đàm phán giữa chính quyền Washington và Bắc Triều Tiên.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc vào cuối tháng 11, Donald Trump đã nói với Moon Jae-in rằng, ông dự kiến tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với Kim Jong Un vào tháng 1-tháng 2 năm sau, và đã chọn ba địa điểm cho cuộc đàm phán. Tuy nhiên, tại các cuộc đàm phán làm việc giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên vào đầu tháng 12, hai bên vẫn không thể đạt thỏa thuận về thời gian tổ chức cuộc gặp cấp cao mới.
Tiến trình hòa bình trong bối cảnh các lệnh trừng phạt
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Nam và Bắc Triều Tiên đã tổ chức ba cuộc gặp song phương trong năm 2018, cho thấy sự tiến bộ chưa từng có trong quá trình đưa hai miền Triều Tiên trở lại con đường chung sống hòa bình. Hai bên đã nối lại cuộc đàm phán về hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Qúa trình thực hiện các dự án chung phụ thuộc rất nhiều vào kết quả cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa. Vì hầu hết các dự án hợp tác vẫn bị chặn bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế hoặc lệnh trừng phạt của Hàn Quốc.
Tiếp theo sẽ là gì?
Năm nay các bên đã đạt được tiến bộ trong vấn đề phi hạt nhân hóa nhờ vào lập trường tích cực của các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên. Họ nhận thức được rằng, cần phải có cách tiếp cận mới bất chấp sự kháng cự của các thế lực ngăn cản bất kỳ thay đổi nào trên Bán đảo Triều Tiên. Ở Hàn Quốc, đây là các quan chức thân Mỹ, ở miền Bắc- những tướng lĩnh chủ trương thực hiện đường lối cứng rắn, ở Hoa Kỳ — rất nhiều đại diện của giới chính trị Mỹ trên thực tế đã tuyên chiến với Trump. Kết quả là, nếu các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ giữ vững được vị thế của mình trong cuộc đấu tranh chính trị nội bộ, thì năm tới có thể mang lại cho Bán đảo Triều Tiên một phép lạ lớn. Nếu không, kế hoạch tạo ra một cơ chế hòa bình mới ở Đông Bắc Á sẽ lại không thành hiện thực.