Cách đây nửa năm, khi mới xuật hiện "mặt nạ hạt nhân dưỡng ẩm thống nhất" in hình Kim Jong Un, các phương tiện truyền thông đã giới thiệu sản phẩm này như một biểu tượng của sự thống nhất, khi đó đã có nhiều sản phẩm khác nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Singapore. Nhưng, tình hình đã thay đổi: người ta bắt đầu chỉ trích những điều mà trước đây họ đã hoan nghênh. Hầu hết các nhà bình luận có đầu óc phê phán gọi những người mua mặt nạ in hình "kẻ giết người và độc tài" là điên hoặc gián điệp, và khuyên họ nên đến sống ở Bắc Triều Tiên. Có cả những người cho rằng, công ty sản xuất mặt nạ dưỡng da phải bị trừng phạt nghiêm khắc tới mức cao nhất.
Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 9 tại thủ đô Bắc Triều Tiên, Bưu chính của Hàn Quốc đã phát hành 4 triệu tem in hình cuộc gặp đầu tiên của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Đây là lần đầu tiên hình ảnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trên mẫu tem bưu chính Hàn Quốc và không phải ai cũng thích điều đó.
Đa số người dân Hàn Quốc (hơn 80%) đã đánh giá tích cực kết qua cuộc gặp thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng và đã ủng hộ sáng kiến tổ chức chuyến thăm Seoul của Kim Jong Un. Nhưng, sau đó số người muốn đón tiếp Kim ở Hàn Quốc đã giảm dần vì vẫn thiếu tiến bộ trong vấn đề phi hạt nhân hóa cũng như vì chính quyền Moon Jae-in chưa thể giải quyết các vấn đề trong nước.
những người Hàn Quốc có tính cách bảo thủ đã phẫn nộ vì trên nhãn hiệu của đồ chơi không nói gì về việc chính Bắc Triều Tiên đã gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân và vẫn là một trong những quốc gia với chế độ độc tài. Theo các nhà phê bình, sự tôn vinh một nhà độc tài không chỉ dẫn đến việc hiểu lầm về bản chất của chế độ Bắc Triều Tiên, mà còn vi phạm Luật An ninh Nhà nước quy định hình phạt bắt buộc áp dụng đối với người phạm tội — thể hiện sự thông cảm với CHDCND Triều Tiên.
Để dập tắt vụ bê bối này, người ta đã quyết định rút khỏi thị trường các đồ chơi đó, và người đứng đầu công ty cho phép thực hiện một dự án như vậy đã bị sa thải. Nhưng, sau đó sự chú ý của công chúng đến những biểu hiện thông cảm với Bắc Triều Tiên chỉ tăng lên. Và sau khi xuất hiện tin đồn về chuyến thăm sắp tới của Kim đến Seoul, chủ đề mặt nạ "hạt nhân" lại được thảo luận sôi nổi.
Phe bảo thủ phàn nàn rằng, chính quyền đã mất cảnh giác và không kiểm soát "những biểu hiện của sự thông cảm với kẻ thù", đòi phải trừng phạt những doanh nhân cẩu thả. Tuy nhiên, mặt nạ in hình Kim Jong Un có vẻ lố bịch chứ không tôn vinh ông ta.
Đồng thời, tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Moon Jae-in ở Hàn Quốc đã giảm từ mức kỷ lục 83% một năm rưỡi trước đây xuống còn 43% cuối tháng 12. Số người đánh giá tiêu cực hoạt động của Tổng thống lần đầu tiên vượt quá 50%. Có nghĩa là hiện nay ở Hàn Quốc không có bầu không khí thuận lợi để tổ chức chuyến thăm Seoul của Kim Jong Un.
Trong năm tới sẽ làm rõ liệu Hàn Quốc trở lại trạng thái khi người gửi một tin nhắn châm biếm về tài khoản của kẻ thù có thể nhận án tù 11 tháng, hoặc họ sẽ coi miền Bắc như một người thân và đối tác.