Những nhịp cầu hạnh phúc

© Ảnh : Nguyễn Nam HàVà được đi qua cầu trước Lễ khanh thành
Và được đi qua cầu trước Lễ khanh thành - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mùng Một Tết dương lịch. Trên công trường xây cầu Nậm Poo ở xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, thật sôi động. Đây là chiếc cầu thứ 8 thuộc dự án thiện nguyện của nhóm “Nhịp cầu Hạnh Phúc”. Dự kiến, cầu Nậm Poo sẽ được đưa vào khai thác trước Tết âm lịch năm nay.

"Chúng tôi khởi công từ tuần trước, kết cấu nhịp thép đang gia công lắp ráp tại công trường. Hôm nay ra quân đào móng trụ. Dự kiện, chúng tôi sẽ cho thông xe trong 10 ngày tới", — anh Nguyễn Nam Hà, Chuyên gia Trung tâm phát triển giao thông đô thị và nông thôn — Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, người thành lập nhóm thiện nguyện  "Nhịp cầu Hạnh Phúc" nói với Sputnik.

Anh Nguyễn Nam Hà tốt nghiệp chuyên ngành Cầu và hầm giao thông tại trường Đại học Giao thông đường bộ Moskva. Anh đã từng làm giảng viên Bộ môn Cầu Hầm, Trường Đại học Giao thông vận tải Hà nội, tham gia trực tiếp thi công, kiểm định và tư vấn cho hàng chục các công trình cầu và dự án giao thông khác nhau trên khắp các địa phương của cả nước. Thời gian từ năm 2014 anh đã tham gia vào chương trình 186 cầu Dân sinh (chủ yếu là cầu treo) cho các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây nguyên) và đã trực tiếp xuống hiện trường của hầu hết 186 cầu đó. Biết rõ điều kiện đường xá đi lại khó khăn, những cách trở của địa hình đối núi, sông suối vào mùa mưa lũ của bà con, những trở ngại khi thực hiện Dự án xây dựng 186 cầu này, khiến anh đã suy nghĩ nhiều. Đây chính là những tác động đầu tiên đến một người có nghề trong tay, kinh nghiệm thực tế nhiều, lại có kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo, làm thế nào để xây dựng những cây cầu Dân sinh cho bà con vùng sâu vùng xa thật hiệu quả về công năng, đảm bảo bền vững trong mùa mưa lũ, tận dụng được tối đa nguồn lực của địa phương với chi phí tối thiểu nhất và tiến độ thực hiện nhanh nhất.

© Ảnh : Nguyễn Nam HàTrên công trường xây cầu Nậm Poo ngày 01-01-2019
Trên công trường xây cầu Nậm Poo ngày 01-01-2019  - Sputnik Việt Nam
Trên công trường xây cầu Nậm Poo ngày 01-01-2019

"Từ manh nha về ý tưởng, cơ duyên đến với tôi khi cuối năm 2017 một nhóm bạn doanh nghiệp vừa  và nhỏ có mong muốn thực hiện một dự án cầu thiện nguyện cho đồng bào ở tỉnh Bắc Kạn. Dự án này được tôi trực tiếp khảo sát, lập đề án đầu tư, cùng chính quyền Xã xin cấp Huyện cấp phép xây dựng bằng nguồn hỗ trợ xã hội kết hợp huy động nguồn lực địa phương.

Đầu tháng 1/2018 chúng tôi đã chính thức khởi công xây dựng công trình và chỉ sau 25 ngày, đã đổ xong bê tông kết cầu nhịp nối 2 bờ thượng nguồn sông Phó Đáy và sau đó một tuần đã kịp thông xe kỹ thuật phục vụ bà con ăn Tết. Đây chính là cầu Nà Giỏ, xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. kinh phí huy động làm cầu hết hơn 400 triệu đồng và phần đường dẫn, dốc xuống cầu gần 200 triệu, tổng cộng hơn 600 triệu một chút. Nếu lập theo đơn giá nhà nước, dự án này có giá dự toán xấp xỉ 3 tỷ đồng", — Chuyên gia Trung tâm phát triển giao thông đô thị và nông thôn — Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, người thành lập nhóm thiện nguyện "Nhịp cầu Hạnh Phúc" phát biểu với Sputnik.

© Ảnh : Nguyễn Nam HàCông nhân địa phương mặc đồ bảo hộ ngâm mình dưới nước lạnh 5 độ để xử lý móng trụ cầu Nà Giỏ
Công nhân địa phương mặc đồ bảo hộ ngâm mình dưới nước lạnh 5 độ để xử lý móng trụ cầu Nà Giỏ - Sputnik Việt Nam
Công nhân địa phương mặc đồ bảo hộ ngâm mình dưới nước lạnh 5 độ để xử lý móng trụ cầu Nà Giỏ

Điều đặc biệt là nguồn kinh phí xây cầu Nà Giỏ ngoài sự ủng hộ của một số doanh nghiệp, chủ yếu từ nguồn thiện nguyện của các bạn bè LHS 82-83 và các bạn hữu thân quen trên FB sau này (cũng phần lớn từng là LHS) của anh Nguyễn Nam Hà.

Vì sao có thể xây dựng được một chiếc cầu xây dựng được rẻ mà tốt? Những người xây cầu thiện nguyện nói rằng, việc đầu tiên là ở trình độ của những người xây cầu và lương tâm của họ. Tất nhiên, việc tận dụng được nguồn lực địa phương đã mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm kinh phí.

"Chất lượng của cây cầu và giá thành của cây cầu phụ thuộc vào việc lựa chọn phương án thiết kế và giải pháp thi công hợp lý, phù hợp với điều kiện tại chỗ. Để kiểm soát được tiến độ phải tính toán một cách rất tỷ mỷ các biện pháp thi công  và lập kế hoạch chi tiết cho từng công việc dựa trên dự báo chính xác về thời tiết và trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực của địa phương.  Chi phí của cây cầu còn được giảm bởi vì chúng tôi huy động được nguồn nguyên liệu địa phương như là cát sỏi, tre nứa, nguồn lao động tại chỗ, đặc biệt là có sự tham gia lao động công ích của chính bà con địa phương trong quá trình xây dựng cầu. Chúng tôi đào tạo người dân để họ trở thành những người thợ xây dựng cầu. Những người dân tộc ở vùng cao họ có năng khiếu quan sát và kỹ năng thực hiện công việc rất tốt". — Tiến sĩ toán Nguyễn Lê Anh (tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva (MGU), thành viên của nhóm thiện nguyện "Nhịp cầu Hạnh Phúc" phát biểu với Sputnik.

© Ảnh : Nguyễn Nam HàCảnh bà con thôn Lưu Tân, xã Bảo Nam, Kỳ Sơn, Nghệ An háo hức nhặt đá làm cầu
Cảnh bà con thôn Lưu Tân, xã Bảo Nam, Kỳ Sơn, Nghệ An háo hức nhặt đá làm cầu - Sputnik Việt Nam
Cảnh bà con thôn Lưu Tân, xã Bảo Nam, Kỳ Sơn, Nghệ An háo hức nhặt đá làm cầu

Ngay sau khi chính thức khánh thành cầu Nà Giỏ vào 01/4 năm 2018, anh Nguyễn Nam Hà đã triển khai 2 cầu dân sinh cho một bản xa của một xã thuộc huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An (thuộc khu vực biên giới với CHDCND Lào). Với nguồn hỗ trợ huy động thông qua nhà chùa ở tỉnh Nghệ An, anh đã dẫn đội thợ từ cầu Nà Giỏ ở Bắc Kạn vào kết hợp cùng thợ địa phương thi công xong 2 cây cầu đó cũng chỉ sau hơn một tháng trong điều kiện khó khăn cách trở giao thông hơn nhiều dự án ban đầu.

Sau những nhịp cầu hạnh phúc ở Bắc Cạn, Nghệ An, là tới những nhịp cầu hạnh phúc ở Quảng Bình, Hà Giang. Những nhịp cầu đó được xây dựng chủ yếu bằng nguồn thiện nguyện của những tấm lòng tốt.

© Ảnh : Nguyễn Nam HàBà con vùng núi tham gia buộc cốt thép tại công trình cầu Nà Giỏ
Bà con vùng núi tham gia buộc cốt thép tại công trình cầu Nà Giỏ - Sputnik Việt Nam
Bà con vùng núi tham gia buộc cốt thép tại công trình cầu Nà Giỏ

Anh Nguyễn Nam Hà tâm sự với phóng viên Sputnik rằng, những người xây cầu đã chứng kiến những khát khao có cầu của bà con địa phương và thật sự cảm động với sự tham gia nhiệt tình của bà con. Họ đã cùng nhau ăn những bữa cơm công trường, uống với nhau chén rượu nhạt, chia sẻ tâm sự với nhau những khó khăn, nguy hiểm khi mùa lũ về, trẻ con không qua được suối, người bệnh không khênh được qua, hàng hóa không chở xuống chợ phiên được. Cái nghèo cái khó cứ đeo bám bà con mãi vì ít được học hành, ít được biết chữ nên cán bộ khuyến nông có hỗ trợ kiến thức thì bà con cũng rất khó khăn để tiếp thu mà áp dụng vào thực tiễn cho mình.

"Có bà mẹ trẻ người dân tốc Khơ Mú ở Kỳ Sơn (chỉ chưa đầy 20 tuổi đã con bế con bồng) cũng địu con ra vác từng viên đá làm cầu, nửa buổi xin phép ra cho con trẻ bú, tâm sự với tôi rằng: thấm cái khó khăn, thấm cái thiếu con chữ này lắm, đời cháu cố gắng để có cầu cho con cái đi học, được cái chữ về mà biết làm ăn để thoát cái nghèo, cái khó này, có cái cầu để người ốm còn ra được trạm xá, chợ phiên, còn gùi ngô lúa xuống mà bán", — Anh Nguyễn Nam Hà kể lại cho Sputnik.

© Ảnh : Nguyễn Nam HàCác em học sinh chờ được đi qua cầu
Các em học sinh chờ được đi qua cầu - Sputnik Việt Nam
Các em học sinh chờ được đi qua cầu

Mỗi công trình từ thiện có ý nghĩa riêng của mình, những người làm cầu nói rằng họ chỉ biết làm cầu và hạnh phúc, khi biết rằng, người dân sẽ được an toàn và yên tâm qua cầu ngay cả vào mùa mưa lũ. Mỗi chiếc cầu thiện nguyện được xây xong mang lại bao niềm vui lớn cho cả bà con dân bản, những người đã đóng góp nhiều ngày công công ích cho các công trình.

"Nhìn những hình ảnh trẻ em đánh đu với tính mạng của mình trên đường đến trường vào mùa mưa lũ, thấy những hoàn cảnh éo le khi đau ốm, bệnh tật không qua được suối, đón đâu phải ngồi trên mảng tre về nhà chồng, đèo nông sản xuống chợ phiên phải quay về vì nước lũ, mới thấy cần một cây cầu để qua suối biết chừng nào. Nhìn những nụ cười rạng rỡ, niềm hân hoan hạnh phúc của bà con khi đi qua cây cầu mới làm, tôi nghĩ mình đã không sai khi quyết định làm cầu", — anh Nguyễn Nam Hà chia sẻ với Sputnik.

© Ảnh : Nguyễn Nam HàBú xong rồi, con chơi để mẹ làm cầu nhé
Bú xong rồi, con chơi để mẹ làm cầu nhé - Sputnik Việt Nam
Bú xong rồi, con chơi để mẹ làm cầu nhé

Tuy nhiên, với anh Nguyễn Nam Hà và những người xây cầu của nhóm "Nhịp cầu hạnh phúc", thì giá trị lớn nhất không chỉ là những chiếc cầu được xây dựng.

"Giá trị lớn nhất chính là sự tham gia nhiệt tình của bà con địa phương, việc họ hiểu  làm cầu không khó, nếu được tư vấn tốt. Có thể sự dụng nguồn vật liệu tại chỗ, có thể tiết kiệm chi phí xây cầu tới 30-40%. Chính cầu Nậm Poo là một ví dụ", — anh Nguyễn Nam Hà nói với Sputnik.

Thời tiết 8 độ C. Không khí trên công trường xây cầu Nậm Poo vẫn hào hứng. Trước Tết, người dân nơi đây sẽ có cầu.

"Nhìn bà con hào hứng, nô nức thế thật cảm động, mới thấy khát khao được có cây cầu đi đến nhường nào", — anh Nguyễn Nam Hà nói với Sputnik.

Để cho dự án hiệu quả hơn, nhóm "Nhịp cầu hạnh phúc" đang nghiên cứu các giải pháp thực hiện hiệu quả cho từng điều kiện tự nhiên, xã hội đặc trưng để tăng tính tự chủ của địa phương, tư vấn hỗ trợ để mô hình được mở rộng hơn, để có nhiều "Nhịp cầu hạnh phúc" hơn được xây dựng.

Những người làm cầu thiện nguyện vẫn cần mẫn với công việc xây những "Nhịp cầu hạnh phúc" của mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала