Trong tâm lý học, khái niệm "Ngày chuột chũi" không tồn tại, nhưng nhờ bộ phim cùng tên của Harold Ramis (1993), cụm từ này được dùng để chỉ trạng thái tâm lý khi mỗi ngày mới lại trôi qua giống với ngày hôm trước.
Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề này, bạn có thể, ví dụ, yêu cầu ban quản lý cấp cho một chiếc ghế thoải mái hơn, gặp gỡ nhân viên mới hoặc tổ chức đi chơi bowling với đồng nghiệp.
Nhà tư vấn tâm lý Ilya Shabshin nói với Sputnik rằng điều cần thiết để thoát khỏi "ngày chuột chũi" là một mục tiêu nào đó có thể thúc đẩy và truyền cảm hứng.
"Nó phải như thế, phải là điều mà bạn muốn nghĩ đến, muốn tìm cách để đạt được, phải khơi dậy niềm hứng khởi, đây là điều kiện chính", nhà tâm lý học giải thích.
Ông lưu ý rằng nếu "ngày chuột chũi" xảy đến với người mẹ trẻ, người đang ở nhà chăm con, có thể giao cho cô một nhiêm vụ — chẳng hạn như để ý sự thay đổi ở đứa bé mỗi ngày.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, người ta không thể chỉ giới hạn bản thân trong các vấn đề gia đình, cần phải tìm lối thoát cho chính mình, sau đó những cảm giác khác nhau về cuộc sống, sự đa dạng và phong phú sẽ xuất hiện.