Phiên tòa xét xử vụ án này do TAND tỉnh Phú Thọ xét xử sơ thẩm đã khép lại và được đánh giá là phiên tòa thành công về mọi mặt. Thành công đó được chính những người tham gia tố tụng, bao gồm các luật sư và bị cáo tự nhận xét và được dư luận xã hội đánh giá cao. Các bị cáo đều đã thật sự thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và thừa nhận hành vi phạm tội.
Với những người được phân công nhiệm vụ trong vụ án này, đây hẳn là một trọng trách lớn lao, trách nhiệm nặng nề. Nhất là khi vụ án này có 2 bị cáo khi phạm tội là người có chức vụ cao trong ngành bảo vệ pháp luật nên được dư luận cả nước quan tâm.
Trao đổi với PV, Thẩm phán — Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Thùy Hương cho biết, HĐXX không coi đó là áp lực bởi mọi công dân đều bình đẳng về địa vị pháp lý trước pháp luật, HĐXX tuân theo các quy định của pháp luật trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Bà Thùy Hương lần đầu hé lộ chuyện hậu trường trước, trong và sau phiên tòa. Trước thời điểm các bị cáo được đưa ra xét xử, đã có không ít những nghi ngại về việc TAND tỉnh Phú Thọ giao trọng trách Chủ tọa cho một Thẩm phán nữ. Nói về điều này, nữ Thẩm phán chia sẻ:
"Tôi để ý và thấy rằng những vụ "đại án" phần lớn đều do các Thẩm phán nam ngồi ghế Chủ tọa. Tôi biết có thể mọi người cũng sẽ nghi ngại khi biết tin một Thẩm phán nữ được phân làm Chủ tọa, mà lại xét xử hai cựu Tướng Công an trong một vụ án lớn. Có thể ban đầu mọi người cũng nghi ngại về việc đó".
Khi PV nhắc lại những lời nhận xét của các luật sư và báo chí về cách điều hành phiên tòa một cách khoa học, công tâm, khách quan, Thẩm phán Thùy Hương chỉ cười và nói:
"Thực ra đó là nghề của mình mà".
"Thực ra đây không phải là quy định mới, theo quy định các Thẩm phán bắt buộc phải hỏi trong các phiên tòa. Ở phiên sơ thẩm mình cẩn thận thì hỏi thôi, bởi vì ngay từ đầu đã xác định đối với một vụ án có tới 92 bị cáo, kiểu gì cũng có người kháng cáo, còn công khai bản án hay không là phải đợi khi bản án có hiệu lực. Do lúc đó ông Phan Văn Vĩnh (bị cáo Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát — PV) cho biết không đồng ý công khai bản án, trong khi chỉ cần 1 bị cáo không đồng ý là bản án sẽ không được công khai".
Về việc bất ngờ triệu tập một số cán bộ, cựu cán bộ của Tổng cục Cảnh sát và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) — Bộ Công an đến tòa với tư cách người làm chứng, bà Thùy Hương cho hay ban đầu HĐXX không định triệu tập các cá nhân này, bởi vì trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của họ.
"Tuy nhiên, chỉ vì ông Hóa (Nguyễn Thanh Hóa — cựu Cục trưởng Cục C50 — PV) không thừa nhận hành vi sai phạm trong quá trình HĐXX xét hỏi. Trong hồ sơ vụ án đã có đầy đủ các căn cứ để buộc tội, nhưng HĐXX cũng muốn đưa người làm chứng lên để bị cáo tâm phục khẩu phục, để mọi việc được rõ ràng".
"Cũng may chúng tôi đều được gia đình hiểu và thông cảm vì hôm nào cũng ở lại đến đêm muộn mới về".
Việc được giao làm Thẩm phán trong vụ đánh bạc nghìn tỷ, có những bị cáo từng là những người giữ vị trí cao trong ngành công an như Phan Văn Vĩnh, theo bà Thùy Hương, là cái duyên và cũng là một sự may mắn để bản thân được trải nghiệm. Nữ Thẩm phán cho rằng việc đưa vụ án ra xét xử công khai, minh bạch, đảm bảo quyền con người cũng như đảm bảo tính nghiêm minh, giữ vững niềm tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật. Niềm tin đó xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tin vào bản án minh bạch, khách quan đúng người đúng tội.
Theo bản án sơ thẩm do TAND tỉnh Phú Thọ tuyên, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị tuyên phạt 9 năm tù giam về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a khoản 2 Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017.
Cùng tội danh này, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) Nguyễn Thanh Hóa bị tuyên phạt 10 năm tù giam.
"Tòa án xét xử dựa trên nguyên tắc độc lập tố tụng. HĐXX sẽ căn cứ vào thực tế diễn biến tại phiên xử, đánh giá thái độ trung thực, thành khẩn của các bị cáo để tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. HĐXX không phải chỉ căn cứ vào mức án của viện kiểm sát đề nghị".
Cũng theo ông Tuấn, các bị cáo dù từng giữ chức vụ cao đến đâu nhưng khi ra tòa họ cũng bình đẳng với các bị cáo khác, phải chấp hành nội quy xét xử và các quy định liên quan.